Sau quý đầu năm tài chính 2022 - 2023, SBT đã đạt 31% kế hoạch doanh thu và 33% chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến trình ĐHCĐ tới đây.
CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (Mã SBT - HOSE) công bố báo cáo tài chính quý 1 niên độ tài chính 2022 - 2023 (từ 1/7 - 30/9/2022) với doanh thu thuần đạt 5.324 tỷ đồng - tăng 23% so với cùng kỳ niên độ trước đó; giá vốn bán hàng ở mức 4.643 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp thu về đạt 666 tỷ; biên lãi gộp ở mức 12,5%.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 25% YoY trong khi chi phí tài chính tăng thêm 37 tỷ so với quý 3/2021 lên mức gần 340 tỷ đồng (bao gồm 232 tỷ chi phí lãi vay).
Ngoài ra chi phí bán hàng của công ty cũng tăng lên mức gần 159 tỷ đồng; "các chi phí khác" cũng tăng 176% YoY lên gần 28 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 137 tỷ.
Sau cùng, Thành Thành Công - Biên Hòa báo lãi trước thuế hơn 282 tỷ đồng - tăng 20 tỷ so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt gần 262 tỷ. Lợi nhuận sau thuế lũy kế đến ngày 30/9/2022 ở mức gần 1.680 tỷ đồng.
Công ty cho biết lợi nhuận trước thuế kỳ năm tăng so với cùng kỳ do giá bán đường - mũi kinh doanh chủ lực - tăng mạnh. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế tài báo cáo tài chính riêng giảm 39% YoY chủ yếu do chi phí lãi vay tăng lên.
Theo tài liệu họp ĐHCĐ thường niên (niên độ 2022 - 2023 vừa công bố) SBT lên kế hoạch doanh thu năm tài chính này ở mức 17.017 tỷ đồng và lãi trước thuế hợp nhất 850 tỷ. Như vậy sau quý đầu niên độ, công ty tạm tính đã đạt 31% kế hoạch doanh thu dự kiến và 33% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Tính đến hết quý 1 niên độ này, tổng tài sản của công ty tăng lên mức 9.934 tỷ đồng; tổng tài sản 27.880 tỷ đồng trong đó SBT hiện đang có khoảng hơn 3.930 tỷ đồng tiền mặt - tương đương tiền và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ác khoản đầu tư này đã đem về cho công ty hơn 120 tỷ đồng tiền lãi trong quý vừa qua).
Trong mục đầu tư tài chính ngắn hạn, SBT đang có gần 806 tỷ đồng giá trị đầu tư "chứng khoán kinh doanh" trong đó phần trích lập dự phòng giảm giá gần 40 tỷ.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên mức 9.062 tỷ đồng và công ty đã thực hiện trích lập dự phòng hơn 83 tỷ đồng đối với các khoản phải thu khó đòi.
Ngoài ra, doanh nghiệp mía đường này cũng ghi nhận khoản trích lập dự phòng giảm giá gần 21 tỷ đồng đối với hơn 3.710 tỷ hàng tồn kho.
Nợ phải trả của Thành Thành Công - Biên Hòa đến ngày 30/9/2022 ghi nhận ở mức 17.945 tỷ đồng trong đó gần 85% là nợ ngắn hạn.
Công ty hiện đang có khoản vay nợ tài chính tổng cộng 11.140 tỷ đồng. Riêng khoản vay này đã khiến SBT phải chịu chi phí lãi vay 232 tỷ đồng.
Nhiều khoản vay ngân hàng, trái phiếu của công ty được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, cổ phiếu, các khoản phải thu của khách hàng, hợp đồng tiền gửi, hợp đồng tiết kiệm, hàng tồn kho, máy móc,...
Báo cáo thuyết minh của SBT hiện ghi nhận khoản vay hơn 70,3 tỷ đồng từ Techcombank (kỳ hạn trả gốc đến ngày 20/2/2022) đã quá hạn trả.
Tháng 12 tới, công ty sẽ phải thanh toán khoản vay gốc 238 tỷ đồng tại Ngân hàng Vietinbank và 470 tỷ đồng khoản vay tại BIDV, 150 tỷ đồng vay tại HDBank và khoản 390 tỷ đồng vay của 2 ngân hàng ngoại (hạn trả trong tháng 11/2021).
Toàn bộ số tiền vay còn lại sẽ đến hạn trả vào nửa sau quý 1/2023 (từ 1/1 - 31/3/2023).
Hiện dư nợ vay trái phiếu (dài hạn) của SBT đến hết ngày 30/9/2020 ở mức 2.427 tỷ đồng. Một số tài sản thế chấp cho các khoản vay này có thể kể đến:
- Chứng khoán kinh doanh cùng quyền, lợi ích và quyền tài sản phát sinh từ các cổ phiếu này được nắm giữ bởi SBT và các công ty con;
- Toàn bộ quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất, động sản và quyền tài sản của dự án Trung tâm Thương mại TTC Tây Ninh;
- Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, động sản và quyền tài sản của dự án Nhà máy Đường Tây Ninh bao gồm diện tích đất 320.000 m2 tại xã Tân Hưng, Tân Châu, Tây Ninh;
- Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Khu đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty bao gồm diện tích đất 338.000 m2 tại xã Thái Bình, Châu Thành, Tây Ninh;
- Quyền thuê đất đối với diện tích đất 2.825,9 ha tại tỉnh Attapeu, Lào và toàn bộ tài sản gắn liền với đất và mọi quyền, quyền lợi và lợi ích gắn liền hoặc phát sinh từ tài sản,...
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SBT kết phiên 28/10 tại mức 13.500 đồng - giảm 30% so với thời điểm giữa tháng 8/2022.
Tại ĐHCĐ thường niên tới đây, Thành Thành Công - Biên Hòa cũng dự kiến trình phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ với số lượng dự kiến gần 126 triệu đơn vị (mệnh giá 10.000 đồng) - tương ứng 20% so lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện tại trên thị trường chứng khoán.
Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với các tiêu chí: Có thiện chí hợp tác, có năng lực tài chính lành mạnh và khả năng thanh toán, không xung đột về lợi ích với công ty trong thời gian nắm giữ cổ phần.
Được biết thời gian chào bán dự kiến được đề xuất là trước ngày 30/6/2023; cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm. Sau chào bán, tổng số lượng cổ phiếu của SBT sẽ tăng lên mức 788 triệu đơn vị - tương ứng vốn điều lệ gần 7.88x tỷ đồng.
Cùng với kế hoạch trên, HĐQT Thành Thành Công - Biên Hòa cũng dự trình Đại hội phương án phát hành cổ phiếu ESOP với số lượng gần 31,5 triệu cổ phiếu (giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu).
Đối tượng dự kiến được mua cổ phiếu trong đợt phát hành này là các Thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, ban điều hành và các bộ chủ chốt của công ty.
Ngoài ra công ty cũng thông qua kế hoạch sáp nhập công ty con (vốn điều lệ 1.116 tỷ đồng) theo phương án tái cấu trúc vốn nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Chi tiết
Xem thêm các bài viết liên quan đến #Kết quả kinh doanh quý 3/2022 #báo cáo tài chính #kết quả kinh doanh #lợi nhuận sau thuế
Thế giới Di động làm gì khi gần 60.000 nhân viên nghỉ việc?
Một doanh nghiệp tại Thanh Hóa có gần 12.000 tỷ đồng lãi vay quá hạn thanh toán