Thế Giới Di Động kiếm tiền chẳng kém ngân hàng: 40.000 tỷ đầu tư tài chính, lãi lớn cỡ nào?
Năm 2024, Thế Giới Di Động ghi nhận lợi nhuận kỷ lục gần 2.200 tỷ đồng từ tiền gửi, cho vay và trái phiếu.
Năm 2024 đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ mà còn ở mảng tài chính. Với chiến lược sáng tạo và các hợp tác độc đáo, MWG đã biến hơn 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) thành điểm cung cấp dịch vụ tài chính, thu hút hàng trăm nghìn giao dịch và mang về lợi nhuận ấn tượng.
MWG đã bắt tay với VPBank triển khai dịch vụ tài chính ngay tại hệ thống bán lẻ của mình. Chỉ trong một tháng, dịch vụ này ghi nhận gần 150.000 giao dịch với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là bước đi táo bạo giúp MWG gia tăng tiện ích cho khách hàng mà còn mở ra nguồn doanh thu mới, củng cố lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Tính đến cuối năm 2024, MWG sở hữu lượng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn lên tới 34.221 tỷ đồng (1,3 tỷ USD), tăng 41% so với năm 2023. Trong đó, 24.422 tỷ đồng là tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới một năm, còn 9.530 tỷ đồng được phân bổ vào đầu tư trái phiếu. Đáng chú ý, công ty đã cho các đối tác vay 6.037 tỷ đồng với kỳ hạn dưới 12 tháng, gấp gần 3 lần so với đầu năm.
Nhờ đó, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 2.376 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Trong đó, lãi từ tiền gửi đạt 1.837 tỷ đồng, còn lãi từ cho vay và trái phiếu tăng mạnh lên 318 tỷ đồng, gấp 5,5 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung, tổng lượng tiền mặt, tiền gửi, đầu tư trái phiếu và khoản cho vay đối tác của MWG đạt gần 40.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024.
.
Nguồn: Thế giới Di động |
>> Thế giới Di động (MWG) tuyển 3.400 nhân sự, chi thưởng gấp 3 lần, ưu đãi đặc biệt cho nhân viên cũ
Dịch chuyển tài chính và hiệu quả kinh doanh ấn tượng
Năm 2024, Thế Giới Di Động ghi nhận lợi nhuận kỷ lục gần 2.200 tỷ đồng từ tiền gửi, cho vay và trái phiếu. Trong khi đó, chi phí lãi vay và thu xếp khoản vay giảm mạnh nhờ mặt bằng lãi suất thấp hơn cùng chiến lược chuyển dịch nợ vay từ dài hạn sang ngắn hạn.
Tính đến cuối năm 2024, MWG không còn nợ vay dài hạn, giảm 6.000 tỷ đồng so với đầu năm. Nhờ đó, hoạt động đầu tư tài chính mang về gần 1.000 tỷ đồng lợi nhuận, tăng mạnh so với năm trước và đạt mức cao kỷ lục. Con số này thậm chí chưa phản ánh hết hiệu quả tài chính của MWG, do một phần chi phí lãi vay vẫn phục vụ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Dù đã chuyển dịch sang vay ngắn hạn, tổng dư nợ của MWG vẫn tăng lên 27.300 tỷ đồng, tăng hơn 8.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, hơn 20.800 tỷ đồng là vay tín chấp với thời hạn đáo hạn từ 2/1 - 25/4/2025. Công ty cũng có khoản vay 250 triệu USD (tương đương 5.900 tỷ đồng) đáo hạn vào 16/9/2025.
Dù tổng nợ vay tăng, MWG vẫn giảm được chi phí lãi vay xuống còn 1.137 tỷ đồng, tiết kiệm 310 tỷ đồng so với năm trước.
Quý IV/2024, MWG đạt doanh thu thuần 34.574 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 852 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần. Cả năm, doanh thu đạt 134.341 tỷ đồng (+14%), lợi nhuận sau thuế đạt 3.733 tỷ đồng, tăng hơn 22 lần, vượt 56% kế hoạch.
Chiến lược "Giảm lượng - Tăng chất" giúp doanh thu các cửa hàng hiện hữu tăng hơn 10%, dù công ty đã đóng cửa 164 cửa hàng ĐMX và 57 cửa hàng TGDĐ.
Bách Hóa Xanh tăng trưởng 30% với doanh thu hơn 41.000 tỷ đồng. Avakids và EraBlue lần lượt tăng 35% và gấp hơn 4 lần. Đặc biệt, EraBlue tại Indonesia đã có lãi sau hai năm, củng cố triển vọng mở rộng quốc tế của MWG.
Với bước tiến mạnh mẽ trong tài chính và bán lẻ, MWG không chỉ củng cố vị thế trong nước mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.
>> Thế giới Di động (MWG) bất ngờ cho ngưng hoạt động 5 trong số 12 công ty con
Bất ngờ với giá trị hàng bán bị trả lại hơn 880 tỷ đồng tại Thế giới Di động (MWG)
Thế giới Di động (MWG) bất ngờ cho ngưng hoạt động 5 trong số 12 công ty con