Từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép đã có 4 đợt điều chỉnh tăng tuỳ thương hiệu. Sau các đợt tăng giá liên tiếp, mặt bằng giá thép đang trở lại giai đoạn tháng 7-8/2022.
Giá nguyên liệu thép tăng cao
Giá thép hôm nay giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 2 nhân dân tệ, lên mức 4.040 nhân dân tệ/tấn.
Trong khi đó, giá thép giao kỳ hạn giao tháng 1/2024 giảm 2 nhân dân tệ, xuống mức 3.956 nhân dântệ/tấn.
Quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Singapore (SGX) tăng 1,31% ở mức 121,85 USD/tấn vào phiên giao dịch vừa qua, khi tâm lý thị trường được cải thiện sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu sự thay đổi theo hướng tạm dừng tăng lãi suất sau những bất ổn trong lĩnh vực tài chính do sự sụp đổ gần đây của hai ngân hàng Mỹ.
Các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cho biết hôm 22/3 rằng, có thể có thêm một số biện pháp thắt chặt nữa, nhưng gợi ý rằng họ sắp tạm dừng các đợt tăng giá trong tương lai do cuộc khủng hoảng gần đây trong lĩnh vực ngân hàng.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp sản xuất thép đồng loạt nâng 300.000 – 410.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép xây dựng, lên khoảng 15,5 – 16,5 triệu đồng/tấn. Đây là đợt tăng giá thép thứ 4 liên tiếp kể từ đầu năm 2023 theo số liệu của Steel Online.
Thép cuộn, thép dây nhập khẩu vào Việt Nam chịu thuế 6,3%
Ngày 21/3, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 691/QĐ-BCT về việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép dài nhập khẩu.
Căn cứ kết luận rà soát cuối kỳ của cơ quan điều tra, Bộ đã ban hành Quyết định số 693/QĐ-BCT gia hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép cuộn và thép dây có mã HS: 7213.91.90, 7217.10.10, 7217.10.29, 7229.90.99, 9839.10.00 nhập khẩu vào Việt Nam.
Cụ thể, áp mức thuế 6,3%, thời gian có hiệu lực từ ngày 22/3/2023 đến ngày 21/3/2024; mức thuế 6,2% từ ngày 22/3/2024 đến ngày 21/3/2025; mức thuế 6,1% từ ngày 22/3/2025 đến ngày 21/3/2026. Từ ngày 22/3/2026 trở đi áp thuế 0%.
Trước đó, tháng 7/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Xuất khẩu sắt thép sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 500 lần
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 2, lượng xuất khẩu nhóm hàng sắt thép đạt 796.000 tấn với giá trị khoảng 602 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và 31,8% về giá trị so với tháng trước đó.
Như vậy sau 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 1,43 triệu tấn sắt thép các loại với giá trị đạt 1,03 tỷ USD. Dù tăng 8,1% về lượng nhưng giảm 25,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng tháng 2, Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ 40.729 tấn sắt thép trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ ghi nhận 165 tấn. Điều này đồng nghĩa lượng xuất khẩu sắt thép sang thị trường này đã tăng gấp 246 lần. Tính chung 2 tháng đầu năm đạt 104.000 tấn, tăng 512 lần so với cùng kỳ.
Năm 2025, tuyến cao tốc quan trọng hơn 27.000 tỷ đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn thành
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng: cải thiện “nội lực” để mở rộng thị trường