Thị trường chứng khoán còn cơ hội sau ngày Fed họp?

19-09-2022 09:10|Vân Vân

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ họp trong ít ngày tới để phát tín hiệu cứng rắn về mức tăng lãi suất cho công cuộc chống lạm phát tại Mỹ.

Dẫn nguồn Bloomberg, giới phân tích nhận định, mức lãi suất của Fed đến tháng 12 sẽ tăng lên mức 4% và sẽ duy trì ở mức cao trong suốt năm 2023 trước khi việc cắt giảm bắt đầu trong năm 2024 để đưa lãi suất về mức 3,6%.

Theo khảo sát này, Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - bộ phận quyết định lãi suất trong Fed - sẽ nâng lãi suất 0,75% lần thứ 3 liên tiếp khi kết thúc cuộc họp vào lúc 14h chiều ngày thứ Tư (21/9/2022) theo giờ Washington. Với bước nhảy này, lãi suất cơ bản của Fed sẽ tăng lên ngưỡng 3 - 3,25%.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, Fed cam kết mạnh mẽ với việc đưa lạm phát trở về ngưỡng mục tiêu 2% mà tổ chức này đã đề ra đồng thời sẽ không sớm dừng cuộc chiến chống lại sự leo thang của giá cả chỉ vì các số liệu cho thấy sự suy yếu của nền kinh tế.

Cơ sở để Fed gia tăng sự quyết liệt chính là báo cáo CPI tháng 8 - thống kê cho thấy áp lực lạm phát đang ngày càng lan rộng và ngấm sâu trong nền kinh tế. Trong khi đó, một số nhà đầu tư và nhà phân tích đang dự báo còn có thể có mức tăng 1%.

“Chúng tôi cho rằng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất cho tới khi các dấu ấn lạm phát đã được nhận diện giảm đi. Báo cáo CPI tháng 8 đã làm gia tăng tính cấp bách cho nhiệm vụ chống lạm phát của Fed. Lạm phát càng giữ lâu ở mức cao càng có nhiều mối lo về sự xuất hiện của một vòng xoáy tăng lương và/hoặc các kỳ vọng lạm phát không thể được neo giữ”, chuyên gia kinh tế cấp cao Robert Dent của Nomura Securities International nhận định.

llfed.png

Dự báo về lãi suất cơ bản của Fed mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong hai cuộc khảo sát gần đây của Bloomberg (Nguồn: Bloomberg)

Tới đây, thị trường cũng sẽ hướng đến cuộc họp báo của ông Powell, dự kiến bắt đầu khoảng nửa tiếng đồng hồ sau khi Fed công bố quyết định chính sách.

Đừng kỳ vọng Fed sẽ giải cứu thị trường chứng khoán!

Các chiến lược gia cho biết, Fed không cố gắng hạ gục thị trường chứng khoán vì họ phải nhanh chóng tăng lãi suất trong nỗ lực làm chậm lạm phát vẫn đang ở mức nóng song các nhà đầu tư cần phải chuẩn bị cho những thiệt hại và biến động nhiều hơn bởi các nhà hoạch định chính sách sẽ không bị dao động với áp lực bán tháo trên thị trường chứng khoán.

ck-my-1.jpg

"Tôi không nghĩ rằng họ nhất thiết phải cố gắng giảm lạm phát bằng cách phá hủy giá cổ phiếu hoặc giá trái phiếu, nhưng nó đang có tác dụng đó", Tim Courtney, Giám đốc đầu tư tại Exencial Wealth Advisors cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Tuần giao dịch từ 12 - 16/9/2022, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh sau khi hi vọng lạm phát hạ nhiệt rõ rệt đã bị dập tắt bởi chỉ số lạm phát tháng 8 tăng nóng hơn dự kiến. Dữ liệu này đã củng cố kỳ vọng cho việc Fed sẽ tăng lãi suất lên ít nhất 75 điểm cơ bản khi kết thúc cuộc họp chính sách vào ngày 21/9. Trong khi đó, một số nhà đầu tư và nhà phân tích đang dự báo còn có thể có mức tăng 100 điểm cơ bản.

Chỉ số Dow Jones giảm 4,1% trong tuần qua; S&P 500 giảm 4,8% và chỉ số Nasdaq giảm 5,5%. Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/9, chỉ số S&P 500 đã đóng cửa dưới mức 3.900 điểm.

Fed đã giữ lãi suất mục tiêu trong khoảng từ 0% đến 0,25% từ năm 2008 đến năm 2015 khi họ đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và hậu quả của nó. Fed cũng cắt giảm lãi suất xuống gần 0 vào tháng 3/2020 để đối phó với đại dịch COVID-19. Với lãi suất chạm đáy, chỉ số Dow Jones đã tăng vọt hơn 40% trong khi chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 60% trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2021.

Trong khi đó, lập trường diều hâu hiện tại của Fed đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho những gì có thể là "những phiên giao dịch đen tối" mà cuối cùng có thể chứng minh là một "đợt bán tháo lớn cuối cùng", Liz Young, người đứng đầu chiến lược đầu tư tại SoFi cho biết.

Trong nước, VN-Index tiếp tục có tuần lao dốc với mức 14,75 điểm (-1,18%) xuống 1.234,03 điểm; HNX-Index giảm 11,75 điểm (-4,13%) xuống 272,88 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt 75.057 tỷ đồng - tương ứng hơn 15.000 tỷ đồng/phiên - giảm 15,5% so với tuần trước.

Các nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, dầu khí, thép đều giảm giá.

Hiện những áp lực từ bên ngoài (Fed, tỷ giá,...) đang gia tăng khiến NHNN buộc phải tìm những phương án thay thế mới cho chính sách tiền tệ. Chi tiết

Chứng khoán tuần 19 - 23/9: VN-Index có thể lao dốc nếu Fed tăng lãi suất thêm 1%

Sau thất bại với xe điện, Apple chuyển sang làm robot?

Kinh tế Eurozone tránh được suy thoái

Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự kiến bơm 140 tỷ USD cho thị trường

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-chung-khoan-con-co-hoi-sau-ngay-fed-hop-149377.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thị trường chứng khoán còn cơ hội sau ngày Fed họp?
POWERED BY ONECMS & INTECH