Thị xã lâu đời nhất Việt Nam sắp 'cất cánh' lên thành phố: Là làng cổ thuần nông 122 năm tuổi nơi tả ngạn sông Hồng
Ban đầu, thị xã có 6 phố và 2 khu dân cư. Đến nay, thị xã mở rộng thành 9 đơn vị hành chính.
Cuối năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, đến năm 2030, thị xã Phú Thọ sẽ đạt tiêu chí đô thị loại III và được nâng cấp thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Quy hoạch đến năm 2030, thị xã Phú Thọ sẽ có 3 trung tâm thương mại, 6 siêu thị và mạng lưới 12 chợ; cùng một cảng thủy nội địa Ngọc Tháp quy mô 1.000 tấn qua sông Hồng.
Thị xã Phú Thọ nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách thành phố Việt Trì khoảng 30km, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du. Phú Thọ được xem là địa phương có mức thu ngân sách mạnh của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng của Phú Thọ cũng đầy đủ với các tuyến cao tốc đi qua: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai (CT.05) 6 làn xe; Đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02) đoạn Tuyên Quang - Phú Thọ 4 làn xe, đoạn Phú Thọ - Ba Vì (Hà Nội) 6 làn xe cùng đường Hồ Chí Minh. Trong ảnh là nút giao IC9 nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ.
Hàng chục tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ đang được đầu tư xây dựng với tổng chiều dài hàng trăm km như: Đường Hùng Vương (đi ngang qua khu công nghiệp Phú Hà), đường Trường Chinh (đường sân bay), đường Đinh Tiên Hoàng (đi xã Văn Lung)...
Quy hoạch đến năm 2030, thị xã Phú Thọ sẽ có 3 trung tâm thương mại, 6 siêu thị và mạng lưới 12 chợ; cùng một cảng thủy nội địa Ngọc Tháp quy mô 1.000 tấn qua sông Hồng.
Tại đây, quy hoạch hàng loạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: Cụm công nghiệp Thanh Minh 0,3km2, Khu công nghiệp Phú Hộ 0,8km2… trong giai đoạn 2021-2030.
Nhiều khu đô thị mới cũng đang dần hình thành ở thị xã Phú Thọ như: Khu nhà ở đô thị Phú Hà (hơn 2ha) và Khu đô thị mới Âu Cơ (hơn 22ha), khu đô thị mới Thanh Minh (93,2ha)...
Phú Thọ được biết đến là một ngôi làng cổ thuần nông có từ thời kỳ Hùng Vương. Truyền thuyết kể lại, vào thời Vua Hùng Vương thứ 18, người con trưởng của Bảo Quốc Công đại tướng Ma Khê đã đưa một bộ phận cư dân họ Ma từ núi Đọi (huyện Cẩm Khê) sang cư trú và hợp nhất các khu dân cư cũ của làng (gọi là các động), gọi chung là động Phú An.
Tên gọi Phú An được duy trì qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Đến năm 1890, làng được đổi tên thành làng Phú Thọ và giữ nguyên cho đến ngày nay.
Ban đầu, làng có 6 phố và 2 khu dân cư. Đến nay, làng đã mở rộng với 9 đơn vị hành chính (bao gồm 4 phường và 5 xã) và 62 khu dân cư, trải rộng trên tổng diện tích 6.520ha.
Đến nay, thị xã Phú Thọ tròn 122 tuổi, trở thành thị xã lâu đời nhất trong số 51 thị xã của Việt Nam.