Thu hồi 214 thùng sản phẩm của Coca-Cola vì nguy cơ nhiễm khuẩn
“Gã khổng lồ đồ uống” Coca-Cola đã chủ động thu hồi sản phẩm này vì lợi ích cộng đồng sau khi được cơ quan chức năng thông báo về nguy cơ nhiễm khuẩn.
Coca-Cola thu hồi quy mô lớn sản phẩm nổi tiếng ở Mỹ có khả năng bị nhiễm khuẩn
Nước khoáng Topo Chico – một thương hiệu thuộc sở hữu của Coca-Cola - mới đây đã bị thu hồi hàng loạt do nghi ngờ bị nhiễm khuẩn. Sản phẩm này bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp vào loại rủi ro cấp độ II vào tháng 6 năm nay.
Theo tạp chí Newsweek, Coca-Cola đã ban hành lệnh thu hồi giới hạn sản phẩm khá nổi tiếng này vào ngày 28/5 và FDA phân loại mức độ rủi ro vào ngày 17/6 vừa qua.
FDA có 3 cấp độ thu hồi sản phẩm. Thu hồi cấp độ II là tình huống mà việc tiếp xúc với sản phẩm có thể “gây ra hậu quả sức khỏe bất lợi tạm thời hoặc có thể phục hồi về mặt y tế, hoặc xác suất gây ra hậu quả nghiêm trọng là rất thấp”.

>> Coca-Cola thu hồi gấp hơn 13.000 thùng sản phẩm
Việc thu hồi Topo Chico xảy ra là do sản phẩm này bị nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Pseudomonas. Đây là loại vi khuẩn phổ biến trong môi trường, nhưng một số chủng có thể gây ra “nhiễm trùng máu, phổi, đường tiết niệu hoặc các bộ phận khác của cơ thể sau phẫu thuật”, theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) được Newsweek trích dẫn.
Việc thu hồi liên quan đến 241 thùng nước khoáng Topo Chico được phân phối tại 5 bang của Mỹ gồm: Arizona, Louisiana, Nevada, New Mexico và Texas. Theo Fox Business, khoảng 40 cửa hàng, bao gồm một số chi nhánh Costco và Sam’s Club, đã bán sản phẩm này.
Người phát ngôn của Coca-Cola đã nói với Newsweek vào giữa tháng 6 rằng “tất cả sản phẩm bị ảnh hưởng đã được gỡ bỏ khỏi các kệ hàng”. Tính đến ngày 25/6, Food Safety News cho biết “chưa ghi nhận bất kỳ ca bệnh hoặc phản ứng bất lợi nào”, nhưng lệnh thu hồi sản phẩm này của Coca-Cola vẫn còn hiệu lực.
>> Coca-Cola bị truy thu 6 tỷ USD tiền thuế
Người tiêu dùng đã mua những chai nước khoáng Topo Chico dung tích 16,9 ounce (khoảng 500ml) nằm trong diện bị ảnh hưởng được khuyến cáo nên trả lại hoặc vứt bỏ sản phẩm chứ không nên tiêu thụ.
Việc thu hồi thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe người sử dụng là công cụ quan trọng để cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong trường hợp Topo Chico, Coca-Cola đã chủ động thu hồi sản phẩm vì lợi ích cộng đồng sau khi được nhà phân phối thông báo về nguy cơ nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, xét rộng hơn, Coca-Cola có hồ sơ gây tranh cãi về tác động đến sức khỏe con người và môi trường. Công ty đồ uống lừng danh đến từ Mỹ thường xuyên có tên trong danh sách những công ty gây ô nhiễm nhựa tồi tệ nhất thế giới theo các cuộc kiểm toán của tổ chức Break Free From Plastic. Theo một nghiên cứu được Axios công bố, vào năm 2024, Coca-Cola được xác định là nhà sản xuất rác thải nhựa có thương hiệu lớn nhất thế giới.
Việc sản xuất và sử dụng nhựa gây ra nhiều vấn đề, từ nguy cơ sức khỏe do vi nhựa – đặc biệt trong các đồ uống đóng chai – đến việc phát sinh khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.
Ngoài ra còn có những vấn đề phức tạp liên quan đến giá trị dinh dưỡng của nhiều sản phẩm do Coca-Cola sản xuất.
Sản phẩm Topo Chico hiện được đóng chai bằng thủy tinh và thỉnh thoảng bằng nhôm – hai vật liệu được Coca-Cola khẳng định là dễ tái chế hơn nhựa.
Công ty này cũng quảng bá lợi ích sức khỏe của Topo Chico và các sản phẩm khác, đồng thời đưa ra các mục tiêu phát triển bền vững. Coca-Cola đã đạt được một số tiến bộ như giảm bao bì nhựa vòng và ưu tiên các chương trình bổ sung nước cho cộng đồng.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cáo buộc Coca-Cola đã “tẩy xanh” bản thân khi đưa ra những cam kết về nỗ lực phát triển bền vững nhưng không thực hiện hoặc sau đó rút lại, chẳng hạn như việc thu hồi cam kết về bao bì tái sử dụng, theo The Guardian.
Trong khi đó, các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo nước uống an toàn và không bị ô nhiễm là điều không chỉ riêng Coca-Cola gặp phải. Nhiều chuyên gia cũng đã kêu gọi tăng cường nghiên cứu và quy định trong lĩnh vực này.
Đối với người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, điều quan trọng là cần cảnh giác và phản hồi kịp thời trước các đợt thu hồi thực phẩm, suy xét kỹ về các tuyên bố sức khỏe của doanh nghiệp và ủng hộ các thương hiệu cắt giảm việc sử dụng nhựa. Để tiết kiệm và giảm nguy cơ vi nhựa, người tiêu dùng cũng nên chuyển sang sử dụng chai tái sử dụng bằng vật liệu không phải nhựa.
Coca-Cola khánh thành nhà máy 136 triệu USD, quy mô lớn nhất Việt Nam
Ngày 11/7, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đã khánh thành nhà máy có tổng vốn đầu tư 136 triệu USD (gần 3.555 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Phú An Thạnh (Bến Lức, Tây Ninh).
Đáng chú ý, nhà máy ở Tây Ninh hiện sở hữu quy mô lớn nhất trong 3 cơ sở sản xuất hiện đại của Công ty Nước giải khát Coca-Cola tại Việt Nam, với tổng diện tích 19ha. Nhà máy này được trang bị 5 dây chuyền chiết rót và đóng chai tiên tiến, tổng công suất lên đến 1 tỉ lít đồ uống mỗi năm.
>> Coca-Cola khánh thành nhà máy sản xuất lớn nhất tại Việt Nam, vốn đầu tư 136 triệu USD

Đây cũng là nhà máy thực phẩm đồ uống đầu tiên đạt chứng nhận Công trình xanh LEED cấp độ Vàng (LEED Gold) tại Việt Nam, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược đầu tư và phát triển bền vững của Coca-Cola sau 31 năm hiện diện tại Việt Nam.
Thông qua các công nghệ tiên tiến, nhà máy sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, cùng các giải pháp thiết kế bền vững bao gồm hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, hệ thống làm mát tối ưu và công nghệ tản nhiệt hiện đại.
Theo TCD/ Newsweek
Chuỗi siêu thị lớn nhất Mỹ thu hồi khẩn cấp 850.000 bình nước, chuyện gì xảy ra?
Nhà máy Coca Cola lớn nhất Việt Nam chính thức khánh thành, công suất 1 tỷ lít/năm