Thu hơn 620 triệu USD từ du lịch, tỉnh sở hữu 'tiểu Paris' Việt Nam muốn là 'thiên đường xanh' của Đông Nam Á
Theo quy hoạch, tỉnh sẽ xây dựng khu vực này và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao của vùng.
Theo quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2023, tỉnh đặt mục tiêu trở thành "thiên đường xanh" của Đông Nam Á, tập trung vào phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, và chăm sóc sức khỏe.
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, phấn đấu đến năm 2045, Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc Trung ươnggồm 3 quận, 3 thị xã, 3 huyện. Ngoài ra, khu vực ngoại thành là một số thị trấn huyện lỵ và thị trấn thuộc huyện giữ vai trò là trung tâm huyện hoặc trung tâm các xã hoặc các cụm xã.
Theo quy hoạch, tỉnh sẽ xây dựng TP. Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực. Mục tiêu đến năm 2030 là phát triển toàn diện hạ tầng du lịch, đa dạng hóa chuỗi sản phẩm và dịch vụ để ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho các ngành khác trên nền tảng kinh tế xanh, tuần hoàn và số.
Trong năm 2023, Lâm Đồng đã đón 8,6 triệu lượt khách, tăng 15,3% so với năm 2022, mang lại doanh thu hơn 15.500 tỷ đồng (tương đương 620 triệu USD). Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh hiện đạt 40,2%, cao hơn mức trung bình cả nước. Tỉnh cũng đã đầu tư mạnh vào hạ tầng đô thị và phát triển các chương trình trồng cây xanh, hướng đến xây dựng các đô thị xanh, bền vững.
TP. Đà Lạt |
Hiện tại, tỉnh có 15 đơn vị hành chính đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV , và 12 đô thị loại V. Chất lượng sống đô thị ngày càng cải thiện với diện tích nhà ở bình quân đạt 24,5 m2/người. Việc phát triển đô thị cũng đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và hộ nghèo, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho các khu vực nông thôn.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt chương trình phát triển đô thị đến năm 2030, định hướng 2035 và tầm nhìn 2050. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt 59,3%, kinh tế đô thị đóng góp 85% vào GRDP, và phổ cập dịch vụ Internet băng rộng và mạng di động 5G.
Quy hoạch này không chỉ định hướng phát triển đô thị bền vững, hiện đại và có bản sắc đặc trưng, mà còn nâng cao tính cạnh tranh của tỉnh trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế.
Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như "thành phố mù sương", "thành phố ngàn thông", "thành phố ngàn hoa", "xứ hoa Anh Đào" hay "tiểu Paris".
Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng cũng là điểm du lịch hàng đầu của khu vực Tây Nguyên. Theo quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng được định hướng phát triển các sản phẩm phù hợp với đô thị trọng điểm phát triển du lịch gắn với kinh tế ban đêm...
>> Tập đoàn Sơn Hải: Dự án cao tốc 25.000 tỷ đồng sẽ giúp từ Nha Trang đi Đà Lạt chỉ mất 1 giờ
Người dân liên tục phản đối, Nghệ An quyết 'khai tử' dự án công viên nghĩa trang 470 tỷ đồng
Khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam sắp di dời: Hơn 250 hộ dân sẽ đi về đâu?