Thu tiền triệu mỗi ngày trên tiktok - đừng nhầm cơ hội với “bẫy”
Nếu không tỉnh táo trong quá trình xây dựng kênh tiktok, bất cứ ai cũng có thể vào “bẫy”
Dùng mạng xã hội TikTok, không khó để thấy những video với lời mời gọi hấp dẫn: Kiếm 5 triệu cực dễ với tiktok, bí quyết để thu 30-50 triệu mỗi tháng từ tiktok hay có ngày kiếm gần 10 triệu nhờ TikTok như thế nào?
Những con số ấy không hề ảo, nhưng hành trình để đạt được những con số ấy là những câu chuyện chưa có hồi kết. Nhưng có một điều chắc chắn, càng ham làm giàu nhanh thì càng dễ rơi vào những cái bẫy.
TikTok mới bùng nổ khoảng 3 năm ở nước ta nhưng hiện tại Việt Nam đang xếp thứ 6 trong số 10 nước có đông người dùng mạng xã hội này nhất thế giới. Không đơn thuần là xem để giải trí nữa, TikTok đã trở thành công cụ của nhiều người trẻ để kiếm tiền, khởi nghiệp hoặc là nơi tạo ra một nguồn thu nhập thụ động.
Quá nhiều cách kiếm tiền trên Tiktok
Đầu tiên là cách nhận quảng bá sản phẩm và thương hiệu thường do những kênh có lượt theo dõi lớn hoặc các KOL sử dụng. Tiếp theo là nhận quà (donate) qua livestream. Hay phổ biến là tạo 1 cửa hàng trên TikTok bán các sản phẩm của mình. Cách được nhiều người đang áp dụng chính là tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) quảng cáo sản phẩm có sẵn trên nền tảng và nhận hoa hồng cho mỗi đơn đặt hàng thành công.
Ngoài ra còn có thể kiếm tiền trên nền tảng này bằng việc liên kết giỏ hàng bên trong ứng dụng, DropShipping, TikTok Ads, ….
Tuy nhiên, người dùng mạng TikTok cũng đang phải đối mặt với nhiều cám dỗ, nhiều chiêu trò lừa đảo, nếu mất cảnh giác, không chỉ "tiền mất", mà còn " tật mang".
Những cám dỗ của TikTok
Không tính việc hút lượt like bằng những trào lưu, clip phản cảm thì còn có một cách làm nội dung rất nguy hiểm nếu người xem không kiểm chứng thông tin. Đó chính là tạo kênh TikTok theo hướng chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, bác sĩ online, tư vấn dinh dưỡng/tâm lý trẻ em, thẩm mỹ,… hay các lớp dạy làm giàu, quản lý tài chính. Nếu tư vấn không có chuyên môn sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tâm lý và tài chính của những người tin theo.
Đặc biệt, dịch vụ hướng dẫn đào tạo xây dựng kênh, bán tài liệu làm nội dung cho những người mới đã tràn lan trên mạng. Thậm chí gọi điện chào mời bằng những cam kết thu nhập khủng, trở thành KOL và dẫn chứng có sẵn trên TikTok. Không ít người đã bỏ ra một số tiền khá lớn mua tài liệu và đăng ký học online nhưng kết quả vẫn chưa thấy đâu. Bỏ công sức thời gian làm theo hướng dẫn họ gặp không ít vấn đề như bản quyền, vướng vi phạm trong nội dung, kênh không phát triển và không đạt mức thu nhập như mong đợi thậm chí có trường hợp thu nhập chẳng thể đủ để bù tiền khoá học.
Bạn MQ mất tiền triệu cho khóa học "từ A đến Z", đảm bảo người bán chốt được nghìn đơn nhưng chỉ nhận được những bài dạy sơ sài, không khác gì tài liệu miễn phí trên mạng. Cảm thấy không hài lòng với những gì nhận được, Q đề nghị được hoàn tiền sau hai tuần theo học nhưng không được phản hồi.
Những bài đăng phổ biến nhất trong các nhóm là khoe doanh thu, doanh số khủng kèm lời giới thiệu về độ uy tín, hiệu quả của một khóa học nào đó.
Từ kinh nghiệm bản thân, MQ cho rằng hầu hết bài đăng này đều không đáng tin cậy, nhiều lúc đó chỉ là ‘chiêu trò’ của những người quảng cáo khóa học. Họ thậm chí tự đóng vai chủ shop quần áo, mỹ phẩm rồi đăng bài hỏi nơi nào dạy người mới bắt đầu, sau đó dùng một nick khác tự trả lời, quảng cáo khóa học của mình.
Mới hơn là các lớp dạy nhặt xu TikTok, nghe quảng cáo về "bí quyết nhặt xu TikTok, thu nhập 15-20 triệu đồng mỗi tháng", anh Vinh quyết định đăng ký một lớp học kéo dài hai tuần. "Họ nói số tiền bao gồm chi phí máy móc, cam kết hỗ trợ trọn đời sau khi kết thúc khóa", anh kể. Nhưng sau đó cả số xu nhặt mỗi ngày hay chất lượng máy móc xuống cấp nhanh chóng nhưng không thể liên lạc được.
Dàn máy chuyên dụng nhặt xu kèm theo khi mua khoá học 15 triệu |
Các kênh TikTok như vậy đều có thể dễ dàng xoá kênh không còn bất kỳ thông tin nào trên nền tảng, và việc tạo mới một kênh tương tự cũng không có gì khó. Và liên tiếp những chiêu trò mới lại được tạo ra để mời gọi những người nhẹ dạ.
Mới đây, chủ một kênh TikTok nổi tiếng về nội dung gia đình có 1 triệu người theo dõi đã phải lên tiếng xin lỗi công khai khi đã quảng cáo mà chưa tìm hiểu kỹ về sản phẩm thạch canxi – được giới thiệu là sản phẩm ưa chuộng của các bà mẹ Nhật Bản giúp tăng chiều cao cho trẻ. Có rất nhiều các mẹ đã tin tưởng mua cho con mình sử dụng nhưng thực tế sản phẩm này không như quảng cáo nên rất nhiều người bức xúc.
Có thể thấy tiktoker nổi tiếng cũng cần chú trọng xây dựng nội dung, kiểm chứng kỹ sản phẩm thương hiệu nhận quảng cáo để tránh dẫn đến giảm sút uy tín.
Hiệ tại TikTok đang bị điều tra tại Việt Nam và nhiều nước do quy trình kiểm duyệt nội dung chưa hiệu quả. Xuất hiện các thông tin giả mạo, xuyên tạc, kích động bạo lực, kích động tệ nạn xã hội; thông tin gây hại cho trẻ em…
TikTok Việt Nam vi phạm 7 lỗi nghiêm trọng, nhiều nội dung tiêu cực cho trẻ em
Dân Mỹ đổ xô học tiếng Trung online, cài app thay thế TikTok trước khi bị cấm
FPT sẽ tổ chức liên tiếp hàng trăm phiên livestream trong dịp Tết