Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất giải pháp điều hành giá xăng dầu.
Văn phòng Chính phủ mới đây đã nhận được báo cáo điểm thông tin, báo chí trong tuần liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó có nội dung về các giải pháp điều hành xăng dầu.
Theo đó, báo chí tuần qua tiếp tục có loạt bài về các bất cập trong cơ chế điều hành xăng dầu: Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt hiện nay, nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan quản lý (chi phí nhập khẩu trong giá cơ sở, doanh nghiệp đầu mối ngưng nhập hàng, quy định tạo khâu trung gian phân phối, cơ quan hải quan không cho nhập khẩu xăng dầu); vấn đề dự trữ xăng dầu quốc gia bảo đảm nguồn cung dài hạn.
Các chuyên gia nhấn mạnh, cần có sự hợp tác tích cực hơn giữa các cơ quan chức năng trên tinh thần chung là duy trì lượng cung, đáp ứng yêu cầu thị trường và đảm bảo sự hài hòa lợi ích theo chỉ đạo chung của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo ổn định tình hình thị trường xăng dầu, nhất là các cửa hàng bán xăng, không để bất ổn tình hình.
Về vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất giải pháp điều hành xăng dầu để trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp, tích cực xử lý, bảo đảm kịp thời, hiệu quả (đây là vấn đề dư luận quan tâm và liên quan trực tiếp đến người dân).
Xăng dầu trong nước thời gian qua nhiều xáo trộn, nhất là ở khu vực phía Nam, khi một số cửa hàng đóng cửa, bán nhỏ giọt, còn doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ than lỗ do chiết khấu (phần chi phí để lại của doanh nghiệp đầu mối, phân phối cho đơn vị bán lẻ) xuống thấp, thậm chí bằng 0.
Loay hoay trong điều hành giá xăng dầu
Cũng về vấn đề xăng dầu, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) nhấn mạnh sự thiếu hụt cục bộ diễn ra tại các tỉnh phía Nam. Theo đại biểu, điều này cho thấy sự lúng túng trong cách xử lý của các Bộ ngành liên quan cũng như trách nhiệm quản lý Nhà nước.
Dẫn thực tế, bà Kim Bé cho biết việc điều hành lúng túng thể hiện từ việc quy định tính đúng, tính đủ với giá xăng đến việc điều tiết nguồn cung của các doanh nghiệp đầu mối…
"Những việc này làm nhân dân, doanh nghiệp rất bức xúc, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí, đến thời điểm này, hiện tượng này vẫn đang diễn ra tại một số địa phương và chưa được xử lý dứt điểm", đại biểu Kim Bé nêu.
Liên quan đến thị trường xăng dầu bị đứt gãy chuỗi cung ứng một số nơi theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP. HCM), mặc dù Bộ Công thương đã tích cực vào cuộc nhưng chúng ta cần sớm khắc phục, rút ra bài học kinh nghiệm để không xảy ra tình trạng tương tự. Trong thời gian tới cần xem xét rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu.
Ông Ngân cho rằng, giá cả xăng dầu trong thời gian tới có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, Quốc hội cần ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định cắt giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt để kiểm soát lạm phát một cách nhanh nhạy nhất.
Giá hàng hóa không giảm tương ứng với giá xăng
Xem thêm các bài viết liên quan đến: #giá xăng dầu #giá xăng dầu trong nước #thị trường xăng dầu
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: lấy lại đà tăng
Giá xăng dầu tiếp tục giảm đồng loạt, về mức 20.520 đồng/lít