Tài chính Ngân hàng

Thủ tướng: Tăng cường nguồn lực tín dụng xã hội để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’

Mạc Thùy 16/08/2024 17:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu rõ 6 định hướng lớn trong thời gian tới để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là “điểm sáng”, “trụ cột” trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng, Đảng và Nhà nước kiên định phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi, không hy sinh an sinh xã hội và môi trường vì tăng trưởng kinh tế, với tinh thần "tất cả cùng phát triển," "không ai bị bỏ lại phía sau".

Theo Thủ tướng, với những kết quả đạt được sau hơn một thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một "điểm sáng" và là một "trụ cột" trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội.

Nhấn mạnh phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 định hướng lớn thời gian tới để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là “điểm sáng”, “trụ cột” trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội.

Thủ tướng: Tăng cường nguồn lực tín dụng xã hội để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’
Thủ tướng: Tăng cường nguồn lực tín dụng xã hội để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’

Thứ nhất, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả hơn nữa các chủ trương, quan điểm của Đảng về chính sách xã hội, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới và về tín dụng chính sách xã hội theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, Thủ tướng khẳng định mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là phù hợp với thực tiễn. Cần hoàn thiện nghị định về tổ chức và hoạt động của NHCSXH, nâng cao chất lượng hoạt động và đảm bảo an toàn tại các điểm giao dịch xã. Chủ tịch UBND cấp xã cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với tín dụng chính sách xã hội.

Thứ ba, các bộ, ngành Trung ương cần rà soát và hoàn thiện quy định để tập trung nguồn lực và cải thiện cơ cấu vốn cho NHCSXH, đảm bảo nguồn vốn được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu tăng hạn mức phát hành trái phiếu, tạo điều kiện cho NHCSXH tiếp nhận nguồn vốn ODA và mở rộng hình thức huy động vốn.

Thứ tư, các địa phương cần ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH, đặc biệt là vốn cho vay giải quyết việc làm và nhà ở xã hội. Cần thực hiện hiệu quả Chỉ thị 34-CT/TW về phát triển nhà ở xã hội.

Thứ năm, NHCSXH cần ưu tiên vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, và biên giới, hải đảo. Đồng thời, cần nâng cao năng lực dự báo, ứng dụng công nghệ thông tin, và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp.

Thứ sáu, Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giám sát, và phản biện xã hội về các chủ trương, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.

>> TP. HCM đối mặt với bài toán 'có tiền mà không tiêu được', giải pháp nào?

TP. HCM đối mặt với bài toán 'có tiền mà không tiêu được', giải pháp nào?

Một ngân hàng số thay đổi chính sách hoàn tiền của thẻ tín dụng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thu-tuong-tang-cuong-nguon-luc-tin-dung-xa-hoi-de-khong-ai-bi-bo-lai-phia-sau-245600.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Thủ tướng: Tăng cường nguồn lực tín dụng xã hội để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’
POWERED BY ONECMS & INTECH