Sáng ngày 30/1/2022, tức ngày 28 Tết Nhâm Dần, tại khắp các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, người dân nhộn nhịp mua bán.
Theo khảo sát tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như Hoàng Mai, Kim Liên, Thành Công… sáng ngày 30/1 (tức ngày 28 Tết Nhâm Dần), giá thịt lợn tăng cao hơn so với ngày trước đó từ 10.000 đồng/kg đến 20.000 đồng/kg và hiện đang ở mức 100.000 đồng đến 165.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể, sườn non từ 155.000 đồng/kg tăng lên 165.000 đồng/kg, ba rọi, nạc vai phổ biến ở mức 140.000 đồng đến 150.000 đồng/kg, nạc thăn từ 130.000 đồng/kg lên thành 140.000 đồng/kg.
Tiểu thương chợ Hoàng Mai cho biết, càng gần những ngày cận Tết, giá lợn hơi lại tăng cao và đang ở mức 65.000 đồng/kg, lợn móc hàm cũng lên mức 85.000 – 90.000 đồng/kg. Do đó, giá thịt lợn trên thị trường cũng nhích dần. Dù giá thịt lợn tăng nhưng sức mua cũng tăng do nhu cầu người tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết.
Tương tự, đối với mặt hàng thịt bò, giá cả cũng nhích lên khá cao. Thịt bò thăn, phi lê, dẻ sườn... đều tăng 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg và đang phổ biến trong khoảng 250.000 đồng/kg đến 320.000 đồng/kg tùy loại, trong đó, giá thịt gầu bò ở mức 250.000 đồng/kg, thịt bò phi lê 320.000 đồng/kg.
Giá gà ta cũng đang bắt đầu rục rịch tăng và đang ở mức 140.000 - 150.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg 30.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây khoảng 2 tuần. Giá giò lụa ở mức 200.000 đồng/kg, giò bò 250.000 đồng/kg, không tăng so với ngày thường.
Giống mặt hàng thực phẩm tươi sống, giá cả một số loại trái cây cũng tăng theo Tết. Bưởi da xanh, xoài, dưa hấu,... cùng tăng 15.000 đồng đến 25.000 đồng/kg, tùy loại so với thời điểm trước đó một vài tuần. Trong đó, bưởi bày lễ phổ biến từ 25.000 đồng đến 50.000 đồng/quả. Giá chuối xanh ở mức 25.000 đồng/nải đến 20.000 đồng/nải.
Sở dĩ có mức giá chênh lệch như trên theo tiểu thương chuyên kinh doanh chuối tại chợ Gốc Đề, chuối xanh có nhiều loại. Người mua nhầm chứ người bán không bao giờ nhầm. Một nải chuối đẹp mã xanh sáng, quả đẫy đà, căng bóng, cong và đều quả. Những nải chuối như vậy cũng kén khách mua.
Tại chợ Gốc Đề, khách hàng đã lựa mua cho mình nhiều loại hoa quả tươi để thắp hương ngày Tết. Nhiều người cho biết, trong số các loại quả thì tôi kén chọn nhất đó là nải chuối. Cũng đi khắp các chợ từ chợ đầu mối phía Nam, chợ Hoàng Mai, chợ Mai Động… nhưng đến đây mới lựa mua được nải chuối ưng ý. Một mâm ngũ quả sang trọng bày trên ban thờ chính là “bộ mặt” của gia chủ ngày Tết. Và quan trọng nhất là phải chọn được nải chuối đẹp.
Với các loại trái cây khác, giá có tăng nhưng ở mức khá mềm so với Tết Nguyên đán Tân Sửu. Cụ thể, giá xoài Cát Chu ở mức 45.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg; giá roi đỏ ở mức 40.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg; cam canh ở mức 70.000 đồng/kg đến 90.000 đồng/kg, táo lê 90.000 đồng/kg… Riêng giá quả phật thủ cũng tùy loại quả to và bé, tùy thuộc tai và tay ôm quả, trong đó, loại quả to đẹp ở mức 150.000 đồng/quả đến 200.000 đồng/quả, với quả có thêm cành lá thậm chí có giá 250.000 – 300.000 đồng/quả.
Năm nay, giá hoa ở mức khá cao, hoa lay ơn đầu vuông 250.000 đồng/chục, lay ơn đầu nhọn 200.000 đồng/chục; đào rừng 1 triệu/cành, đào thường 200.000 đồng đến 300.000 đồng/cành tùy loại; trong khi đó, đào thế uốn hình rồng có giá từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/cành; hoa ly loại 5 tai có giá 45.000 đồng/cành; hoa cúc vàng có giá 7.000 đồng/bông; hoa hồng phổ biến ở mức 10.000 bông đến 15.000 đồng/bông, tuy nhiên, những bông hoa hồng lộc có giá 30.000 đồng/bông.
Người dân cho biết, lựa chọn mua cành đào nhỏ thắp hương ngày Tết, cành đào của cách đây khoảng 5 đến 7 ngày chỉ có giá khoảng 70.000 đồng thì nay phải mua 130.000 đồng. Thắp hướng vốn tấm lòng thành.
Cũng chẳng suy nghĩ đắt rẻ, người dân nghĩ những người trồng đào cả năm mới cho thu hoạch một vụ. Mua rẻ quá khiến nhiều người khách cũng thấy áy láy.
Lựa chọn đi chợ truyền thống sắm Tết Nguyên đán là một thói quen khó bỏ. Thong dong lựa chọn các món đồ sắm Tết tại chợ truyền thống, chính những người bán, người mua cho tôi cảm nhận không khí Tết mà đang dần bị phai nhạt.
Trong khi giá thực phẩm, hoa tươi tăng giá thì giá rau xanh lại ở mức thấp, chỉ ngang với ngày thường. Giá su hào 5.000 đồng/củ, hoa lơ 10.000 đồng/chiếc; bắp cải 12.000 đồng/kg; các loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây, hành tây… cũng ở mức khá mềm. Thời tiết thuận lợi, người trồng được mùa, rau củ thu hoạch đúng lứa vào đúng dịp Tết Nguyên đán là yếu tố giúp giá rau củ duy trì mức thấp trong suốt thời gian trước Tết đến thời điểm này.
Cũng trong sáng sức mua tại các chợ truyền thống tăng mạnh. Theo các tiểu thương, do năm nay tháng thiếu, chỉ có 29 ngày. Năm nay, do kinh tế khó khăn, khách hàng mua sắm muộn hơn và sẽ tập chung chủ yếu vào những ngày 30 và 31/1 tức ngày 28 và 29 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Bên cạnh đó, những ngày sát Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Hà Nội công bố đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống COVID-19. Từ chỗ không có địa bàn nào cấp độ 1 (vùng xanh, nguy cơ thấp) trong tuần trước, tuần này, đa số xã, phường đã được phủ "màu xanh". Việc 90% xã, phường của Hà Nội chuyển màu xanh trong cấp độ phòng, chống dịch cũng đã giúp người dân không khỏi vui mừng đi sắm Tết.
Cũng trong sáng nay (30/1), trời tạnh ráo nên lượng người đi sắm Tết cũng đông dần. Không khí của Thủ đô thêm tấp nập, rộn rã. Nhiều người tiêu dùng cho biết mình tranh thủ đi sắm Tết nội ngoại và cho gia đình. Việc cấp độ dịch của 90% phường, xã của Hà Nội là "màu xanh" giúp nhiều tiểu thương thêm hi vọng cho những ngày cận Tết đắt khách. Người mua, người bán bán tấp nập. Ai cũng háo hức để mang sắc Tết về nhà trong niềm hi vọng dịch bệnh sớm qua đi.
Nhiều tỉnh, thành 100% lao động đã quay lại làm việc sau Tết
Hà Nội có trên 80% doanh nghiệp mở xưởng sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết