'Thực trạng mới' đang mang lại nhiều bất lợi cho Tổng thống Ukraine
Phía Moscow cho rằng mọi cuộc đàm phán sẽ phải tính đến "thực trạng mới” mà lực lượng này đã tạo ra trên khắp mặt trận. Và rõ ràng, “thực trạng mới” này có vẻ đang không giúp gì cho ông Zelenskiy trong việc đạt được lợi thế đàm phán.
Một ngày sau khi Thụy Sĩ đồng ý tổ chức cuộc hội nghị toàn cầu theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trên truyền hình. Theo đó, ông không chấp nhận "Công thức hòa bình" đang được thảo luận ở phương Tây và Ukraine, đồng thời bác bỏ những yêu sách mà phe này đưa ra.
Ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp tại Moscow ngày 16/1/2024
Với thái độ cứng rắn, Tổng thống Putin tuyên bố rằng sự chủ động trên chiến trường Donbass đã hoàn toàn thuộc vào lực lượng vũ trang Nga, đồng thời cảnh báo rằng nếu tình hình tiếp tục như vậy, chủ quyền của Ukraine có thể phải chịu tổn thất nghiêm trọng và không thể khôi phục.
Ông Putin đang ngày càng tỏ ra tự tin và quyết liệt trong các tuyên bố về tình hình chiến tranh gần đây, khi các cuộc phản công của Ukraine đều không thành trước sức mạnh của lực lượng Nga - đội quân đang kiểm soát 17,5% lãnh thổ của nước này. Tổng thống Putin khẳng định rằng mọi cuộc đàm phán hiện nay chỉ là nỗ lực thuyết phục Nga từ bỏ những thành quả của 18 tháng qua, và ông quả quyết cho rằng điều này là không thể xảy ra.
>> Tổng thống Nga nói xung đột với Ukraine bắt đầu từ 2008
Trong các đề xuất của "Công thức hòa bình" được Tổng thống Zelenskiy đưa ra, đáng chú ý có các điều kiện như: khôi phục tính nguyên vẹn lãnh thổ của Ukraine, hai bên ngừng bắn và Nga rút quân về nước. Còn bên phía Moscow thì cho rằng mọi cuộc đàm phán sẽ phải tính đến "thực trạng mới” mà lực lượng này đã tạo ra trên khắp mặt trận. Và rõ ràng, “thực trạng mới” này có vẻ đang không giúp gì ông Zelenskiy trong việc đạt được lợi thế đàm phán.
Cho tới thời điểm này, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã gây ra tổn thất khổng lồ về nhân mạng, tài nguyên, kinh tế và cơ sở hạ tầng, gây ra nhiều vấn đề về an sinh xã hội. Theo Liên Hợp Quốc ghi nhận, tính đến ngày 16/1/2024, cuộc chiến này đã tước đi sinh mạng của hơn 7.000 dân thường và khiến hơn 11.000 người khác bị thương. Cùng với đó, hơn 8 triệu người Ukraine đã phải di tản khỏi quê hương và hơn 13 triệu người khác lâm vào tình cảnh không còn nhà cửa. Những con số này đều chưa bao gồm các thống kê thiệt hại về binh lính và khí tài quân sự.
Tính tới hiện tại, cuộc chiến đã gây ra khoảng 400 tỷ USD thiệt hại về cơ sở hạ tầng tại Ukraine, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới. Tỷ lệ nợ công của Ukraine đã lên đến 75% GDP. Như vậy, kể cả khi các yêu sách của ông Zelenskiy có được đáp ứng, người Ukraine vẫn sẽ phải mất nhiều năm lao động để trả được khoản nợ khổng lồ và tái thiết đất nước.
Ảnh: Ảnh hưởng của một trận pháo tại chiến trường Ukraine.
Bên cạnh đó, chiến trận kéo dài và lâm vào thế bế tắc đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ giữa Tổng thống Zelenskiy và phương Tây, khi nước này đang chiến đấu bằng tính mạng của binh sĩ Ukraine nhưng vẫn tiêu tốn hàng tỷ USD vũ khí của người Mỹ.
Đồng thời, chiến sự đang trở nên căng thẳng gần đây tại Dải Gaza sẽ phần nào làm phân tán sự chú ý của Mỹ và các đồng minh khỏi Ukraine, khi họ cũng phải phân bổ lực lượng để viện trợ cho các khu vực này. Những lý do này đều có thể khiến cho phương Tây giảm, hoặc thậm chí là cắt toàn bộ trợ cấp cho Ukraine.
Xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine đã gây ra những tổn thất lớn về con người, kinh tế và gây ra nhiều áp lực cho quan hệ quốc tế của cả hai bên. Trước tình hình đang ngày càng lộ rõ vẻ bất lợi, áp lực đang đè nặng lên chính quyền của Tổng thống Zelenskiy, đòi hỏi một bước đột phá để có thể giải được thế bế tắc cho tất cả các bên liên quan.
>> Những câu hỏi 'lạ lùng' trong buổi họp báo của Tổng thống Putin
Ông Biden nêu hậu quả nếu Quốc hội Mỹ không duyệt thêm viện trợ cho Ukraine
Ông Putin cảnh báo Ukraine sẽ lâm nguy nếu chiến tranh tiếp diễn