Tiền gửi chạm mốc kỷ lục 6,8 triệu tỷ, lãi suất ngân hàng bắt đầu chững lại
Tiền gửi dân cư đạt kỷ lục 6,8 triệu tỷ đồng, nhưng lãi suất huy động đang có dấu hiệu chững lại, dự báo chỉ nhích nhẹ vào cuối năm 2024.
Tiền gửi chạm mốc kỷ lục 6,8 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố số liệu mới nhất, cho thấy tiền gửi dân cư đã chạm mốc kỷ lục 6,8 triệu tỷ đồng, tăng thêm 305.672 tỷ đồng, tương đương mức tăng 4,68% so với cuối năm 2023.
Đây là con số cao nhất từ trước đến nay, phản ánh xu hướng người dân ưu tiên giữ tiền trong ngân hàng để tìm kiếm sự an toàn trong bối cảnh kinh tế biến động.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này thấp hơn so với các năm trước. Cùng kỳ năm 2023 và 2022, mức tăng lần lượt là 8,9% và 6,2%.
Các chuyên gia nhận định, việc lãi suất huy động bắt đầu tăng trở lại từ tháng 4/2024 đã làm cho tiền gửi ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn.
Lãi suất kỳ hạn 12 tháng đã tăng từ 5% lên 6,2% một năm, theo tính toán của VCBS. Đến giữa tháng 9, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trung bình đã tăng thêm 0,3-0,5%, tuy vẫn thấp hơn so với đầu năm ở một số kỳ hạn.
Tiền gửi cư dân vào ngân hàng liên tục tăng thời gian qua, nguồn: SBV |
>> NHNN vừa ban hành quy định mới về lãi suất tiền gửi bằng USD
Đà tăng lãi suất chững lại, dự báo chỉ nhích nhẹ vào cuối năm
Theo Chứng khoán MBS, xu hướng tăng lãi suất huy động đã chững lại vào tháng 9 khi chỉ một vài ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ 0,1-0,5%. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn khá dồi dào.
Tính đến cuối tháng 9, lãi suất 12 tháng trung bình của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tăng 13 điểm cơ bản so với đầu năm, đạt 5%, trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh giữ nguyên ở mức 4,7%.
MBS dự báo, lãi suất huy động có thể tăng trở lại vào cuối năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng hồi phục, kết hợp với sự gia tăng nhu cầu vốn trong bối cảnh sản xuất và đầu tư tăng tốc.
“Dựa vào các yếu tố trên, chúng tôi dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM lớn sẽ có thể nhích thêm 20 điểm cơ bản, dao động quanh mức 5,1%-5,2% vào cuối năm 2024”, MBS nhận định.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, lạm phát thấp và khả năng Fed hạ lãi suất sẽ giúp mặt bằng lãi suất tại Việt Nam ổn định, với mức tăng lãi suất huy động dự kiến không đáng kể.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân cho rằng, động thái nới lỏng từ Fed đã góp phần làm giảm tốc độ tăng lãi suất trong nước. Một số ngân hàng thậm chí đã điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất huy động từ 0,1-0,3%/năm nhằm giữ chân dòng tiền trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản đang dần hồi phục.
Ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất trong tháng 10
Lãi suất ngân hàng hôm nay 7/10/2024: Một nhà băng tăng mạnh ở kỳ hạn dài