Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà nhận định, "mỏ vàng" này cực kỳ quý giá và nhất định sẽ không xuất khẩu.
Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Vấn đề liên quan đến đất hiếm đang được rất nhiều sự quan tâm trong bối cảnh Việt Nam có sẵn trữ lượng lớn khoáng sản này.
Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng đã làm rõ một số vấn đề về công tác khai khoáng, sử dụng và quản lý nguồn đất hiếm này.
Hiện tại, tổng lượng đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% thế giới, bao gồm cả đất hiếm nặng và nhẹ. Bauxite khoảng 5,8 tỷ tấn, titan khoảng hơn 600 triệu tấn, đặc biệt là đất hiếm đạt khoảng 30 triệu tấn và các nguồn tài nguyên khác. Trữ lượng đất hiếm có nhiều ở khu vực như Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai.
Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới. Ảnh minh họa |
Các bộ ngành, các địa phương nhất là các địa phương có trữ lượng lớn khoáng sản như Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận… phải tăng cường công tác quản lý về đất hiếm, tránh việc khai thác, buôn bán trái phép.
>> Hà Nội sắp có phố đi bộ mới ở quận Ba Đình, kiến trúc gợi nhớ về trường võ xưa
Đất hiếm là nguyên liệu quan trọng sản xuất chất bán dẫn cho các ngành công nghiệp cao. Với trữ lượng tài nguyên này, Việt Nam có những cơ hội, lợi thế để khai thác, hợp tác, phát triển công nghiệp bán dẫn, tham gia chuỗi cung ứng.
Bằng chứng là kể từ năm 2014 đến nay, thị trường đất hiếm đã tăng khoảng 4% nhu cầu trong lĩnh vực như pin, nam châm, xe điện, ứng dụng vũ trụ. Tuy nhiên, vì quý hiếm nên đây cũng là thị trường hết sức phức tạp. Do đó, việc khai thác đất hiếm này đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao.
Năm 2024, Chính phủ cũng hoàn thành Đề án về điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược (đất hiếm) trên lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền). Việc khai thác đất hiếm đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao.
Trước ý kiến chế biến sâu đất hiếm nghiên cứu cho xuất khẩu, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định "Đã có dự án điều tra, đánh giá trữ lượng các loại đất hiếm, xác định nguyên tắc dựa vào cung cầu của thị trường để khai thác, đáp ứng được công nghệ tuyển chọn, không xuất khẩu đất hiếm thô".
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp có nhu cầu sử dụng đất hiếm, qua đó, bảo đảm cung – cầu bền vững hơn. Đây cũng là cơ hội thu hút đầu tư.
Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản cũng đã quy định phân chia khoáng sản thành 4 loại nhóm; trong đó nhóm vật liệu xây dựng thông thường sẽ được đơn giản hóa các thủ tục, tiếp tục thực hiện phân cấp triệt để. Từ nay đến khi Luật Địa chất và Khoáng sản có hiệu lực, Quốc hội cũng ban hành các nghị quyết cho phép các cơ chế đặc thù trong đó liên quan đến gia hạn, nâng công suất các mỏ khai thác, đơn giản hóa các thủ tục.
Dự thảo Luật Địa chất, khoáng sản sẽ phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương. Với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường đội ngũ thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý sớm việc khai thác khoáng sản sai phép, trái phép, tránh thất thoát tài nguyên.
>> Một doanh nghiệp đăng ký làm dự án quy mô hơn 5.000 người tại 'vương quốc quýt hồng'
Nghiên cứu chế biến sâu đất hiếm, tăng cường đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Bộ trưởng TN&MT: Sẽ bố trí ngân sách thăm dò đầy đủ trữ lượng đất hiếm