Tỉnh có mức sống cao nhất sẽ xác lập 'kỷ lục' Việt Nam khi sở hữu nhiều thành phố nhất cả nước
Theo đó, trước năm 2025, thành phố này sẽ thành lập thêm 2 thành phố, nâng tổng số thành phố trực thuộc tỉnh lên con số 6.
Theo quy hoạch tỉnh Quảng Ninh, đến trước năm 2025, tỉnh sẽ có thêm 2 thành phố mới được thành lập là thành phố Quảng Yên và thành phố Đông Triều.
Theo đó, thành phố Quảng Yên được thành lập trên cơ sở thị xã Quảng Yên hiện hữu. Thị xã Quảng Yên có vị trí tiếp giáp với TP. Hải Phòng và nối với thành phố này thông qua cầu Bạch Đằng; thị xã cũng kết nối với huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng thông qua cầu Bến Rừng. Thị xã Quảng Yên hiện được xác định là động lực tăng trưởng phát triển kinh tế phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, trong đó Khu kinh tế ven biển Quảng Yên với tổng diện tích 13.303ha được thủ tướng Chính phủ phê duyệt là hạt nhân tăng trưởng, phát triển mô hình “Thành phố thông minh” với các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị, cảng biển thông minh, hiện đại, trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao của tỉnh và của cả vùng.
Để lên thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã Quảng Yên hiện đang thiếu một số tiêu chí, trong đó có tiêu chí phải thành lập mới 2 phường để mở rộng nội khu đô thị với 13 phường và 6 xã. Thời gian tới, dự kiến 2 xã Hiệp Hòa và Tiền An sẽ được quy hoạch lên phường.
Với thành phố Đông Triều được thành lập mới trong tương lai, thành phố hình thành trên cơ sở của thị xã Đông Triều hiện hữu. Thị xã Đông Triều đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Xây dựng thống nhất đạt điểm số trung bình là 85,86 điểm (cao hơn 10,86 điểm so với điểm tối thiểu theo quy định là 75 điểm để lên thành phố).
Bên cạnh đó, huyện Hải Hà và TP. Móng Cái sẽ sáp nhập với nhau để trở thành thành phố mới, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I trước năm 2030. Tỉnh cũng sẽ tái lập thị xã Tiên Yên vào năm 2027.
Với việc tỉnh Quảng Ninh thành lập thêm 2 thành phố trực thuộc là Quảng Yên và Đông Triều, tỉnh sẽ có tổng cộng 6 thành phố cùng với 4 thành phố hiện hữu là Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái. Quảng Ninh cũng sẽ trở thành địa phương có nhiều thành phố trực thuộc nhất (hiện là tỉnh Bình Dương với 5 thành phố).
Theo quy hoạch, đến năm 2030, Quảng Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình riêng. Địa phương sẽ không hình thành các quận mà xây nên các vùng nội thị bao gồm các thành phố trong thành phố, được liên kết với nhau bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, như hệ thống giao thông công cộng đô thị, hạ tầng kỹ thuật thông tin truyền thông.
Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) là thước đo (tính bằng %) phản ánh xu hướng, mức độ biến động giá sinh hoạt của 63 tỉnh thành và 6 vùng kinh tế xã hội theo chu kỳ năm. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nếu không xét đến các thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam với chỉ số SCOLI bằng 97,94% Hà Nội. Chỉ số này đứng đầu là Hà Nội (100%), thứ hai là TP. HCM với chỉ số SCOLI bằng 98,44% Hà Nội.
>> Tỉnh ở miền Bắc có mức sống đắt nhất Việt Nam sẽ xây tổ hợp giải trí tỷ USD lớn nhất châu Á
Huyện miền núi ít dân số nhất tỉnh Quảng Ninh sắp có cụm công nghiệp gần 800 tỷ đồng
Thành phố lớn thứ 3 Quảng Ninh đấu giá đất, giá khởi điểm lên tới hơn 16 triệu đồng/m2