Thành phố sở hữu cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam sẽ trình đề án khu kinh tế ven biển 20.000ha trong năm 2024
Theo đề án của thành phố này, chi phí xây dựng khu kinh tế này khoảng 400.000-600.000 tỷ đồng.
Mới đây, TP. Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 16 diễn ra mới đây nhằm nghe báo cáo, cho ý kiến về các nội dung về thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, bàn giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm.
Đáng chú ý, TP. Hải Phòng tập trung phối hợp các Bộ, ngành Trung ương sớm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế phía Nam thành phố, hoàn thành trong năm 2024.
Việc nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế phía Nam được Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.
Thông tin tại Hội nghị thông tin về thu hút đầu tư và Khu kinh tế phía Nam TP. Hải Phòng do Quận ủy Lê Chân tổ chức ngày 3/7/2024, Khu kinh tế phía Nam Hải Phòng dự kiến có tổng diện tích 20.000ha, nằm trên địa bàn bao gồm một phần quận Đồ Sơn và một phần các huyện: An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
Kinh phí để lập Khu kinh tế biển phía Nam Đồ Sơn là khoảng 400.000-600.000 tỷ đồng, từ ngân sách và các nguồn vốn khác trong đó, phần vốn Bộ Giao thông Vận tải đầu tư để đầu tư hệ thống công trình dùng chung của cảng Nam Đồ Sơn (luồng tàu, vũng quay tàu, đê chắn sóng, đê chắn cát, đường ngoài cảng, tôn tạo xử lý nền đất...) khoảng 30.000 tỷ đồng.
>> Huyện hơn 60 tuổi của TP. Hà Nội sở hữu làng giàu có bậc nhất miền Bắc sắp lên quận
Theo Đề án thành lập Khu kinh tế phía Nam, TP. Hải Phòng đề xuất lựa chọn mô hình khu kinh tế sinh thái, bền vững thế hệ mới (3.0).
Đây là mô hình mới, kết hợp tính ưu việt của các mô hình 1.0 và 2.0 và bổ sung yếu tố phát triển bền vững, chuyển đổi xanh. Mô hình khu kinh tế 3.0 là xu thế phát triển tất yếu, phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg.
Khu kinh tế phía Nam Hải Phòng được định hướng phát triển trở thành một khu kinh tế sinh thái, tuần hoàn, năng động và bền vững; Trung tâm kết nối đa phương thức; mạng lưới công nghiệp thông minh; hệ thống đô thị - dịch vụ hiện đại, năng động; kết nối với các khu vực hiện hữu.
Khu kinh tế mới sẽ được định hướng triển khai khu thương mại tự do, được ưu tiên phát triển các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm logistics tầm cỡ quốc tế, các đô thị dọc theo tuyến đường bộ ven biển, 2 tuyến đường sắt (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nam Định - Hải Phòng - Quảng Ninh) đồng thời tận dụng lợi thế của khu vực quy hoạch cảng Nam Đồ Sơn (quy hoạch là cảng cửa ngõ quốc tế và trung chuyển nội địa và quốc tế) và cảng hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng...
Hiện nay, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã hoàn thành xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế phía Nam và được Ban Thường vụ Thành ủy, Thành ủy Hải Phòng thông qua, đang tiếp tục thực hiện các quy trình, thủ tục tiếp theo.
Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An. Bên cạnh đó, cụm cảng Lạch Huyện đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng.
>> ‘Trùm’ cảng lớn nhất miền Bắc quyết chi 900 tỷ đồng để xây đường nối ra đảo Vũ Yên
Khu kinh tế quy mô bậc nhất Việt Nam sẽ có 7 phân khu chức năng riêng biệt
Thành phố lớn thứ 3 Việt Nam sắp có khu kinh tế thứ 2 nằm sát biển quy mô 20.000ha