Tỉnh có thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam 'khoe' những cái 'nhất', sẽ phát triển thành 34 đô thị

15-05-2024 14:24|Thảo Đan

Với hệ thống giao thông phong phú, đây là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế.

Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Phần lớn diện tích Kiên Giang ngày nay bao gồm thành phố Rạch Giá và toàn bộ tỉnh Hà Tiên cũ.

Tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên hơn 6.346km2, có diện tích lớn nhất Tây Nam Bộ và lớn thứ 2 Nam Bộ, chỉ sau tỉnh Bình Phước. Tỉnh có bờ biển hơn 200km với hơn 137 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là Phú Quốc với diện tích 574km2. Phú Quốc cũng là đảo lớn nhất Việt Nam.

TP. Phú Quốc nằm trong Vịnh Thái Lan, diện tích tự nhiên 593 km2, gồm 2 phường và 7 xã. Thành phố có hơn 40 hòn đảo, trong đó Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của nước ta. Dân số Phú Quốc hiện có khoảng 150 nghìn người. Đây là thành phố đảo đầu tiên được thành lập của Việt Nam.

Năm 2018, Kiên Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 11 về số dân, xếp thứ 19 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 39 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.723.067 người dân, GRDP đạt 101.887,58 tỷ đồng (tương ứng với 4,4 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 58,13 triệu đồng (tương ứng với 2.527 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP 2021 đạt 0,58%.

Kiên Giang là tỉnh duy nhất có 2 sân bay là Sân bay Quốc tế Phú Quốc, Sân bay Rạch Giá, và cũng là một trong 34 tỉnh thành trong cả nước có cảng, bến cảng.

Ngoài việc có đảo lớn nhất, là tỉnh duy nhất có 2 sân bay dân sự, Kiên Giang cũng là một trong những tỉnh thu hút du lịch bậc nhất Việt Nam.

>> Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam khởi công 'siêu' tổ hợp du lịch 50.000 tỷ đồng

Sốt đất có lặp lại ở TP Phú Quốc?
TP. Phú Quốc

Theo Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, toàn tỉnh có 34 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại I, 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 10 đô thị loại IV và 20 đô thị loại V.

Trong đó, định hướng phát triển một số đô thị trọng tâm bao gồm TP. Rạch Giá, đây là đô thị trung tâm của tỉnh, trung tâm chính trị, văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật của tỉnh; là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch tầm quốc gia và quốc tế.

Đây còn là đô thị có tính chất trung tâm tổng hợp, chuyên ngành cấp vùng; là trung tâm đầu mối gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển; có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.

TP. Hà Tiên là đô thị trọng điểm của tỉnh; là trung tâm kinh tế, phát triển mạnh về thương mại biên giới, dịch vụ, du lịch gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên; là trung tâm văn hóa, di sản, giá trị lịch sử; có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Sân bay Quốc tế Phú Quốc

Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc nằm ở phía Nam của đảo Phú Quốc, cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 10km về phía Bắc. Phía Bắc giáp ấp Suối Mây, phía Nam sân bay giáp ấp Dương Tơ, phía Đông giáp xã Hàm Ninh, phía Tây giáp với bờ biển (cách khoảng 900m).

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO),có đường hạ cất cánh 45mx3000m, đường lăn song song 23m x 3000m, có hệ thống đường lăn tắt đáp ứng yêu cầu khai thác, đài kiểm soát không lưu, sân đậu máy bay có 8 vị trí đậu cho máy bay A320-A321 vào giờ cao điểm với diện tích 39.400m2; nhà ga hành khách có diện tích 24.325m2, công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm; có trang thiết bị điều hành chỉ huy bay và các hạng mục kỹ thuật khác..

Nhà ga hành khách được thiết kế để khai thác phục vụ hành khách trong nước và quốc tế và được thiết kế với mô hình nhà ga 2 cao trình đi và đến tách biệt. Hoạt động khai thác của nhà ga kết nối giữa giao thông từ khu vực công cộng phía trước nhà ga và khu vực hành lang đến các phòng chờ bay tạo luồng di chuyển hành khách một chiều có công suất cao.

Sân bay Phú Quốc ở đâu, di chuyển thế nào? - BestPrice
Sân bay quốc tế Phú Quốc

‏Sân bay Phú Quốc đón hơn 5,5 triệu lượt khách với khoảng 90-100 chuyến bay/ngày (2022), tăng hơn 1,5 triệu so với công suất được quy hoạch năm 2018. Vì vậy, nơi đây dự kiến sẽ được đầu tư nâng cấp nhà ga hành khách T2 công suất 6 triệu khách/năm, nâng tổng công suất khai thác của sân bay lên 10 triệu khách/năm.

Sân bay Rạch Giá

Nằm ở ven biển phía Tây Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang, Cảng hàng không Rạch Giá là cảng hàng không dân dụng trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, được khai thác, sử dụng chung cho hoạt động bay hàng không dân dụng và hoạt động quân sự.

Cảng hàng không Rạch Giá cách trung tâm thành phố Rạch Giá 7km về phía Đông Nam. Nhà ga Cảng hàng không Rạch Giá có diện tích 2.502m2, gồm 02 tầng: Tầng 1 bao gồm ga đi, ga đến, phòng VIP, phòng kế hoạch bay, phòng hành lý thất lạc, khu vực làm thủ tục, khu vực kiểm tra an ninh. Tầng 2: Bao gồm khu vực cách ly (phòng chờ), phòng hút thuốc, khu vực bán hàng, phòng họp và khu vực vệ sinh.

Các dự án đang triển khai tại Phú Quốc: 8 dự án ấn tượng
Phú Quốc là địa điểm du lịch đẹp bậc nhất Việt Nam

Hệ thống cảng biển phong phú

Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg, ngày 8/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam, Cảng Kiên Giang là cảng biển lọai III.

Theo quy hoạch, tại Kiên Giang, định hướng phát triển các cảng tổng hợp cho cỡ tàu dự kiến khoảng 1.000-2.000DWT, với nhiều cảng như cảng Linh Huỳnh (huyện Hòn Đất), cảng Xẻo Nhàu (huyện An Minh), cảng xã đảo Nam Du, Lại Sơn (huyện Kiên Hải), cảng xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương), cảng xã Tiên Hải (thành phố Hà Tiên).

Cùng đó, sẽ phát triển các cảng thủy nội địa chuyên dùng như cảng tại Khu công nghiệp (KCN) Thuận Yên (thành phố Hà Tiên) trên kênh Rạch Giá – Hà Tiên cho tàu cỡ 500DWT; cảng tại nhà máy xi măng Insee (huyện Kiên Lương) trên kênh Holcim Lung Lớn II cho tàu trọng tải cỡ 1.000-2.000DWT; cảng tại KCN Xẻo Rô (huyện An Biên) trên sông Cái Lớn cho tàu trọng tải 500DWT; cảng tại KCN Tắc Cậu (huyện Châu Thành) trên sông Cái Bé; cảng tại KCN Kiên Lương II (huyện Kiên Lương) trên sông Lung Lớn II.

Đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo phát triển trong giai đoạn 2021-2030, ngoài các tuyến hiện hữu như Ba Hòn – Hòn Heo, Ba Hòn – Hòn Nghệ, Rạch Giá – Hòn Tre, Rạch Giá – Hòn Sơn Rái, Rạch Giá – Hòn Nghệ, Tắc Cậu – Hòn Tre, Tắc Cậu – Hòn Nghệ, Hà Tiên – Hòn Heo, Xẻo Nhàu – Hòn Sơn Rái, còn có những tuyến định hướng mới như tuyến Hòn Tre – Nam Du, Hòn Đất – Hòn Tre, cùng hoạt động chở khách du lịch ven bờ biển và quanh các đảo.

>> Tỉnh duy nhất Việt Nam có 2 sân bay dân sự: 'Nâng cấp' một huyện lên thị xã, trở thành đô thị động lực của tỉnh

Hà Nội hé lộ lí do một quận trung tâm 'thoát' diện sáp nhập, sẽ lập thêm 2 quận mới

'Thành phố trong thành phố' đầu tiên của Việt Nam được đầu tư mở rộng loạt tuyến đường 'huyết mạch'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-co-thanh-pho-dao-dau-tien-cua-viet-nam-khoe-nhung-cai-nhat-se-phat-trien-thanh-34-do-thi-234820.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh có thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam 'khoe' những cái 'nhất', sẽ phát triển thành 34 đô thị
    POWERED BY ONECMS & INTECH