Bất động sản

Tỉnh đông dân nhất Việt Nam chuẩn bị sáp nhập, quyết định về việc 'thay tên đổi họ' cho thành phố gần 1.000 năm tuổi

Chi Chi 27/07/2024 22:45

Tỉnh đông dân nhất Việt Nam chuẩn bị trình Quốc hội xem xét thông qua đề án sáp nhập toàn bộ 1 huyện vào thành phố.

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, địa phương đang hoàn thiện thủ tục để trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua đề án sáp nhập TP. Thanh Hóa và huyện Đông Sơn.

Dự kiến, kế hoạch sáp nhập 2 đơn vị hành chính cấp huyện này sẽ hoàn thành trong năm 2024 hoặc nửa đầu năm 2025. Theo dự thảo đang được trình các Bộ, ngành Trung ương, toàn bộ dân số, diện tích của huyện Đông Sơn sẽ sáp nhập vào TP. Thanh Hóa. Sau khi sáp nhập, TP. Thanh Hóa sẽ có diện tích tự nhiên hơn 228 km2, dân số hơn 570.000, với 37 phường và 11 xã và 7 phường dự kiến được lập mới gồm Rừng Thông, Hoằng Quang, Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Khê và Đông Thịnh.

Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Internet

Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Internet

Trước đó, đã xuất hiện đề xuất đặt tên gọi mới cho TP. Thanh Hóa sau khi sáp nhập là TP. Đông Sơn, bởi theo một số nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, tên gọi này gắn liền với một nền văn hóa nổi tiếng trong lịch sử đất nước. Tuy nhiên, theo Ban soạn thảo đề án, việc đổi tên gọi sẽ nảy sinh một số bất cập, lãng phí về mặt kinh tế.

>> Huyện sắp lên thị xã của Thanh Hóa chuẩn bị đấu giá 30 lô đất, giá khởi điểm từ 6 triệu đồng/m2

Theo đó, danh xưng Thanh Hóa đã có từ gần 1.000 năm xuyên suốt quá trình chia tách, mở rộng, thành lập các đơn vị hành chính. Trải qua lịch sử, qua từng thời kỳ phát triển của tỉnh Thanh Hóa thì lỵ sở, đô thị tỉnh lỵ tên gọi Thanh Hóa vẫn không thay đổi và trở thành tên gọi mang tính nhận diện của địa phương. Cùng với đó, việc giữ tên gọi cũ cũng sẽ hạn chế tác động, ảnh hưởng để kinh tế - xã hội, đời sống người dân. Ngoài ra, tên gọi TP. Thanh Hóa cũng được cho là phù hợp với định danh đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa trong nhiều văn bản quan trọng của Trung ương và của tỉnh.

TP. Thanh Hóa vẫn sẽ giữ nguyên tên gọi sau khi sáp nhập. Ảnh: Internet

TP. Thanh Hóa vẫn sẽ giữ nguyên tên gọi sau khi sáp nhập. Ảnh: Internet

Cũng theo Ban soạn thảo đề án, tên gọi TP. Thanh Hóa sẽ đảm bảo quy định của pháp luật và thông lệ hiện nay khi nhập đơn vị hành chính nông thôn vào đơn vị hành chính đô thị thì giữ nguyên tên gọi của đơn vị hành chính đô thị.

TP. Thanh Hóa được thành lập từ năm 1993 từ thị xã Thanh Hóa. Hiện tại, thành phố có diện tích dự nhiên là 147km2, 30 phường và 4 xã, quy mô dân số gần 500.000 và là thành phố trực thuộc tỉnh có nhiều phường nhất cả nước.

Tháng 7/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030. Các huyện xã thuộc diện bắt buộc sáp nhập có diện tích và dân số dưới 70% tiêu chuẩn; huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200%; xã có diện tích dưới 20% và dân số dưới 300%.

Thanh Hóa là tỉnh nằm ở khu vực phía Bắc Trung Bộ, sở hữu diện tích hơn 11.000km2. Theo số liệu thống kê năm 2022, tỉnh Thanh Hóa có dân số 3,72 triệu người, được xem là tỉnh có dân cư đông nhất tại Việt Nam và chỉ đứng sau 2 thành phố trực thuộc Trung ương là TP. Hà Nội và TP. HCM.

>> Huyện sắp lên thị xã của Thanh Hóa lập quy hoạch khu đô thị công nghệ hàng không quy mô 2.300ha

Huyện sắp lên thị xã của Thanh Hoá lập quy hoạch khu đô thị công nghệ hàng không quy mô 2.300ha

Huyện sắp lên thị xã của Thanh Hóa chuẩn bị đấu giá 30 lô đất, giá khởi điểm từ 6 triệu đồng/m2

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-dong-dan-nhat-viet-nam-chuan-bi-sap-nhap-quyet-dinh-ve-viec-thay-ten-doi-ho-cho-thanh-pho-gan-1000-nam-tuoi-d128803.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh đông dân nhất Việt Nam chuẩn bị sáp nhập, quyết định về việc 'thay tên đổi họ' cho thành phố gần 1.000 năm tuổi
POWERED BY ONECMS & INTECH