Từ đầu năm 2024 đến nay tỉnh này đã thu hút 21 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 3 dự án FDI, tổng vốn đăng ký khoảng gần 3.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD.
Sáng 22/2, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 2/2024. Tại phiên họp, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Trọng Trang thông tin, nhiều chỉ tiêu kinh tế của tỉnh này trong tháng 2 tăng mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,3%; doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ tăng 21%; giá trị xuất khẩu tăng 52,8%; tổng lượt khách du lịch tăng 34,4%, tổng thu du lịch tăng 46%; vận chuyển hàng hóa tăng 10,2%, vận chuyển hành khách tăng 26,3%, doanh thu vận tải tăng 15,3%; thu ngân sách Nhà nước tháng 2 ước đạt 3.375 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ; lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 8.708 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ.
Trong tháng 2, Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư 6 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) và cấp giấp chứng nhận đầu tư cho 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký khoảng 2.930 tỷ đồng và 32,6 triệu USD.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thu hút được 21 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 3 dự án FDI), với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3.300 tỷ đồng và 32,6 triệu USD, gấp 3 lần về số dự án và gấp 6,7 lần về tổng vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa duy trì tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh; đa số các doanh nghiệp cho công nhân nghỉ Tết trong các ngày 7-8/2/2024 và ra quân sản xuất từ ngày 15-19/2/2024; các doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất đặc thù, như: Lọc hóa dầu Nghi Sơn, thủy điện, nhiệt điện, xi măng, gạch ceramic, đường, sữa… bố trí lao động, duy trì sản xuất xuyên Tết.
>> Tỉnh có quy mô kinh tế cao nhất khu vực miền Trung dự kiến thu hút 3,5 tỷ USD trong năm nay
Thanh Hoá nằm trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc Nhà nước. Thống kê cho thấy, tỉnh có nhiều hộ nghèo nhất nước với hơn 128.000 hộ. Thanh Hoá hiện có 11/27 huyện miền núi với trên 1 triệu dân có các dân tộc Thái, Mường, Mông, Khơ Mú, Dao…
Trong đó có 7 huyện nghèo thuộc Chương trình 30a gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân…Đây đều là các huyện vùng cao biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của tỉnh và cả nước.
>> Tỉnh nghèo nhất cả nước thu nội địa gần 6.000 tỷ đồng, riêng thu từ đất đạt 1.600 tỷ
Bắc Giang: Đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng cho dự án khu công nghiệp Phúc Sơn
Tỉnh sẽ có nhiều thành phố nhất Việt Nam dự kiến hút hơn 3 tỷ USD vốn FDI