Ngày 24/3, tỉnh này đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án, tổng nguồn vốn 22.655 tỷ đồng.
Tiền Giang có vị trí thuận lợi như thường được gọi "nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ", cùng với hệ thống giao thông cấp tỉnh được đầu tư đồng bộ.
Tỉnh có đường bộ, đường sông thuận lợi
Về đường bộ, tỉnh có khoảng 8.770km, trong đó có tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ với tổng chiều dài khoảng 130km đi qua. Ngoài ra, có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh Tiền Giang gồm quốc lộ 1, quốc lộ 30, quốc lộ 50 và quốc lộ 60, nên rất thuận lợi trong việc kết nối giữa các tỉnh, vùng lân cận.
Về đường thủy, tỉnh Tiền Giang có hơn 1.000km, trong đó, có 6 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với chiều dài hơn 213km và 106 tuyến đường thủy nội địa địa phương với tổng chiều dài hơn 832km.
>> Tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ, có 240km đường biên giới, lọt Top 10 địa phương hút vốn FDI
Ngoài ra phải kể đến sông Tiền có hiều dài 120km và kênh Chợ Gạo vừa mới được nâng cấp, đầu tư và đưa vào sử dụng đã phát huy lợi thế về giao thông thủy kết nối giữa các tỉnh vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ.
Ảnh minh hoạ |
Tỉnh Tiền Giang cũng có 2 tuyến đường hàng hải gồm tuyến sông Soài Rạp và Cửa Tiểu rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư, thương mại, dịch vụ và du lịch. Tuyến hàng hải quốc tế của tỉnh có thể tiếp nhận được tàu có tải trọng đến 5.000 tấn tại khu bến Mỹ Tho trên sông Tiền.
Tiền Giang "trải thảm đỏ" đón nhà đầu tư
Ngày 24/3, tại Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh, tỉnh Tiền Giang đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án, tổng nguồn vốn đầu tư 22.655 tỷ đồng.
Đồng thời, Tiền Giang cũng giới thiệu 40 dự án mời gọi đầu tư thuộc các lĩnh vực: Phát triển đô thị, khu dân cư; thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp; kết cấu hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Tiền Giang đang phối hợp với tỉnh Đồng Tháp triển khai dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư dự án là 7.496 tỷ đồng.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh, Tiền Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư phát triển từ các nhà đầu tư đến từ trong ngoài nước nhờ nằm khu vực sông Tiền, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng vai trò kết nối quan trọng giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Tp. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ.
Đáng chú ý, "trải thảm đỏ mời gọi đầu tư" là chủ trương xuyên suốt của lãnh đạo tỉnh Tiền Giang qua các thời kỳ và đã mang lại những thành quả tích cực.
Ảnh minh hoạ |
Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang Trần Văn Bon cho biết, trong giai đoạn 2023-2025, địa phương đầu tư trên 795,5 tỷ đồng triển khai 4 dự án giao thông trọng điểm kết nối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh nhằm thu hút đầu tư.
Đó là các dự án nâng cấp và mở rộng Đường tỉnh 879B từ cầu Gò Cát đến ranh tỉnh Long An tổng chiều dài trên 12.000m; dự án cầu Tân Thạnh (huyện Tân Phú Đông) qui mô chiều dài gần 360m bắc qua sông Cửa Trung nối cồn Bà (xã Tân Thạnh) với cù lao Lợi Quan (huyện Tân Phú Đông)...
>> Tỉnh nhiều lần 'tách - nhập' nhất cả nước sắp có thêm tuyến cao tốc mới, quy mô 10.000 tỷ đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực lớn hơn, đưa Tiền Giang phát triển nhanh hơn, bền vững hơn
Thủ tướng chỉ rõ '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh' trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang