Doanh nghiệp

Tỉnh nhiều lần 'tách - nhập' nhất cả nước sắp có thêm tuyến cao tốc mới, quy mô 10.000 tỷ đồng

Trâm Anh 19/03/2024 - 08:36

Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến dưới 10.000 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nam Định cho biết, tỉnh Nam Định vừa có văn bản trình Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phương án thực hiện 25 km đường cao tốc Cao tốc Phủ Lý (Hà Nam) - Nam Định (CT.11) - đoạn từ Phủ Lý đến thành phố Nam Định.

Để được thực hiện dự án này, tỉnh Nam Định đề xuất phương án đầu tư toàn tuyến dự án Cao tốc Phủ Lý (Hà Nam) - Nam Định (CT.11), theo phương thức đầu tư công, với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I, từ năm 2024-2029, đầu tư đoạn từ nút giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tỉnh Hà Nam đến nút giao với QL10 (dài khoảng 25km), giai đoạn II, đầu tư đoạn còn lại sau năm 2029.

>> Tỉnh sở hữu ít huyện nhất cả nước, thu ngân sách bằng 6 tỉnh khác cộng lại

Đối với dự án này, tỉnh Nam Định cũng đã thống nhất với tỉnh Hà Nam về chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng dự án, đồng thời nghiên cứu phương án đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép phân kỳ đầu tư xây dựng tuyến cao tốc CT.11, giai đoạn I - dự án cao tốc Hà Nam – Nam Định (CT.11 đoạn từ Phủ Lý đến giao với QL.10 thành phố Nam Định) theo hình thức đầu tư công, gồm các nội dung sau:

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tên dự án: Dự án cao tốc Hà Nam - Nam Định (CT.11 đoạn từ Phủ Lý đến thành phố Nam Định) có chiều dài khoảng 25km, với quy mô 04 làn xe hoàn chỉnh, 2 làn dừng khẩn cấp (bao gồm cả đường gom toàn tuyến). Điểm đầu là đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tỉnh Hà Nam. Điểm cuối Giao với QL.10, thành phố Nam Định. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến dưới 10.000 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Thời gian thực hiện từ năm 2024-2029.

Đối với công tác giải phóng mặt bằng, các địa phương sẽ chịu trách nhiệm thực hiện giải phóng mặt bằng đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh. Tỉnh Nam Định đề xuất đươc trao quyền triển khai dự án.

Liên quan đến sự kết nối của dự án Cao tốc Phủ Lý (Hà Nam) - Nam Định (CT.11) với các tuyến cao tốc như: Dự án đường cao tốc Cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (CT.08) cũng đã được quy hoạch đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư. Tỉnh Thái Bình làm cơ quan có thẩm quyền triển khai và đang trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Trong đó, đoạn qua tỉnh Nam Định có chiều dài khoảng 27,6km được nghiên cứu đầu tư có quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, có 2 làn dừng khẩn cấp.

Ngoài ra, dự án Cao tốc Bắc - Nam quy hoạch có quy mô 6 làn xe, trong đó, đoạn qua tỉnh Nam Định có chiều dài khoảng 20,4km đã được đầu tư xây dựng theo quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp. Dự án mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn với quy mô 6 làn xe, cũng đã được Bộ giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư, thời gian chuẩn bị đầu tư dự án từ năm 2023, hoàn thành năm 2027.

Thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ban ngành trung ương, các công trình hạ tầng công nghiệp, giao thông được quy hoạch đồng bộ và triển khai quyết liệt, khi các dự án cao tốc này được hoàn thành và đi vào sử dụng sẽ kết nối giữa các tỉnh, thành phố, tạo thuận lợi trong giao thương là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định nói riêng các tỉnh, thành phố trên cả nước nói chung.

>> 'Lượn vòng' các tỉnh miền Trung, nhà đầu tư sẽ ghé nơi đâu?

Doanh nghiệp bất động sản sàn HoSE trúng đấu giá khu đất rộng 21.000m2 tại Hà Nam

Việt Nam sẽ hình thành Khu công nghệ cao thứ 5 với quy mô hơn 660ha tại tỉnh miền Bắc

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-nhieu-lan-tach-nhap-nhat-ca-nuoc-sap-co-them-tuyen-cao-toc-moi-quy-mo-10000-ty-dong-226833.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh nhiều lần 'tách - nhập' nhất cả nước sắp có thêm tuyến cao tốc mới, quy mô 10.000 tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH