Tỉnh rộng nhất Việt Nam 'dọn tổ' đón dự án sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD từ đại gia Trung Quốc

27-03-2024 13:08|Chi Chi

Dự kiến thời gian hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động giai đoạn 1 của dự án sản xuất pin mặt trời này sẽ diễn ra vào quý IV/2024

Vào ngày 26/3, Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt và Công ty TNHH Công nghệ năng lượng mới Hainan Drinda đến từ Trung Quốc đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II.

Tại đây, ông Châu Tiểu Huy – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ năng lượng mới Hainan Drinda nhấn mạnh về tiềm lực của công ty khi các sản phẩm và công nghệ của công ty dẫn đầu thế giới về sản xuất tế bào quang điện. Sau khi thực hiện khảo sát đầu tư tại các nước khu vực Đông Nam Á, công ty đã lựa chọn đầu tư tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II, thuộc Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An.

Dự án Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời được đặt tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II, Nghệ An

Dự án Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời được đặt tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II, Nghệ An

Theo đó, dự án Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời sản xuất tế bào quang điện (Solar cell base) 14GW vào Khu công nghiệp Hoàng Mai II, thuộc Khu kinh tế Đông Nam với quy mô sử dụng đất 50ha và phân 2 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 dự kiến sử dụng đất 30ha, với tổng mức đầu tư 450 triệu USD (hơn 11.000 tỷ đồng), nhu cầu sử dụng điện 70 MVA. Dự kiến thời gian hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào quý IV/2024.

Cùng với đó, sẽ có các nhà đầu tư cùng hệ sinh thái đầu tư tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II. Như vậy cơ hội đầu tư, cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội sẽ được rộng mở và góp phần gia tăng cơ hội việc làm cho lao động địa phương.

Về phía tỉnh Nghệ An, tỉnh hoan nghênh và đánh giá cao dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời của công ty TNHH Công nghệ năng lượng mới Hainan Drinda. Dự án sẽ giúp tỉnh Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng năng lượng sang năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng mới và góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như Việt Nam đã cam kết.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt, các Sở, ngành, thị xã Hoàng Mai phối hợp để chuẩn bị hạ tầng phục vụ nhà đầu tư để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đã đề ra. Tỉnh giao Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam và Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện các ưu đãi về công nghệ cao cho dự án và thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam về bù đắp thuế tối thiểu toàn cầu.

Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam và là tỉnh có diện tích 1.648.649,52ha - lớn nhất cả nước.

Nghệ An cơ vị trí chiến lược trên tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông Tây; với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghệ An kết nối vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào với biển Đông và là cửa ngõ giao thương của khu vực và quốc tế.

Nghệ An đang phát triển trở thành một địa phương năng động và vươn mình trỗi dậy đầy sức sống trong sự hội nhập và phát triển của đất nước, trở thành động lực tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ. Trong 2 năm liên tiếp, 2022-2023, Nghệ An lọt vào top 10 địa phương thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất cả nước.

>> Cảng loại III duy nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long sắp 'nhảy vọt' lên cảng biển đặc biệt

Huyện đảo duy nhất Việt Nam có cả cao tốc, sân bay, cảng biển sắp 'cất cánh' lên thành phố: Sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển có casino trong tương lai

Tỉnh là cửa ngõ Sài Gòn chi gần 14.000 tỷ đầu từ tuyến đường nối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-rong-nhat-viet-nam-don-to-don-du-an-san-xuat-pin-mat-troi-450-trieu-usd-tu-dai-gia-trung-quoc-d119001.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh rộng nhất Việt Nam 'dọn tổ' đón dự án sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD từ đại gia Trung Quốc
    POWERED BY ONECMS & INTECH