Vĩ mô

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành

baochinhphu.vn 12/08/2023 08:08

Sáng nay, 12/8, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng TTĐT các Bộ, ngành năm 2023”.

Đây là hội nghị đầu tiên được tổ chức giữa Cổng TTĐT Chính phủ và các Cổng thông tin điện tử của các cơ quan Bộ, ngành trung ương.

Cần làm gì để nâng cao vị thế của Cổng TTĐT?

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động của Cổng TTĐT Chính phủ - Ảnh VGP/Quang Thương

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ, Tổng Biên tập Báo điện tử Chính phủ chia sẻ kinh nghiệm: Cổng TTĐT của các bộ, ngành cần làm gì để phát huy vị thế, vai trò của mình trước tiên là trong "con mắt" của lãnh đạo trong bộ, ngành và làm gì để thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền hiệu quả hơn.

Theo ông Nguyễn Hồng Sâm, thứ nhất, cần cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác nhất, có trọng tâm, trọng điểm, không để xảy ra sự cố hay khủng hoảng truyền thông. Các Cổng thông tin thường nằm trong Văn phòng, phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo bộ, ngành, được quyền tiếp cận thông tin rất sớm nhưng nội dung chỉ đạo, điều hành của bộ, ngành đó.

Khi có nội dung cần truyền thông, các cơ quan báo chí đưa tin theo tôn chỉ mục đích riêng, nhưng đối với Cổng TTĐT với tư cách là nơi phát ra thông tin nguồn, chính xác nhất nên để không có cách hiểu, các suy diễn khác nhau thì tất cả các thông tin liên quan đến chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành đều được Cổng TTĐT phát ra.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hồng Sâm: Chúng ta cũng cần chú trọng việc tổ chức truyền thông trên mạng xã hội - Ảnh VGP/Quang Thương

Ông Nguyễn Hồng Sâm chia sẻ: "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ được may mắn tham dự các cuộc họp quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ để tiếp thu các thông tin quan trọng cung cấp cho công chúng. Hằng ngày, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cũng phát hành từ 3-9 Thông cáo báo chí cho các cơ quan báo chí trong cả nước để tuyên truyền một cách thống nhất, chuẩn mực, trọng tâm, trọng điểm".

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, một ngày đều đặn có 02 báo cáo thông tin tổng hợp từ các cơ quan báo chí chính thống, từ dư luận mạng xã hội và từ độc giả gửi đến cổng, ngoài ra còn tham khảo thông tin từ báo chí nước ngoài, để trình lên lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, đồng thời gửi cho tất cả các vụ liên quan của Văn phòng Chính phủ.

Báo cáo thông tin sau khi được duyệt được gửi đến cho các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố để nghiên cứu, nắm bắt và xử lý theo thẩm quyền. Thông tin trong báo cáo thường ngắn gọn, xúc tích, chứa đựng nội dung quan trọng, qua nhiều bước thẩm định, bảo đảm tính chính xác, đặc biệt cần phải tham mưu lãnh đạo các giải pháp xử lý. Bảo đảm thông tin khách quan, công tâm, chính xác.

Một kinh nghiệm nữa là bên cạnh việc tuyên truyền trên các nền tảng truyền thống, "chúng ta cũng cần chú trọng việc tổ chức truyền thông trên mạng xã hội. Hiện nay, có nhiều nền tảng mạng xã hội và Cổng TTĐT Chính phủ cũng đã tận dụng ưu thế của các mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Youtobe … để tổ chức truyền thông, đơn cử Fanpage của Thông tin Chính phủ hiện có trên 4 triệu thành viên.

Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội cũng như "con dao hai lưỡi" đòi hỏi chúng ta phải làm chủ được công nghệ khi vận hành, nếu không rất dễ trở thành nạn nhân. Với những kinh nghiệm đã đạt được trong quá trình vận hành, Cổng Thông tin Chính phủ rất sẵn lòng trong việc hướng dẫn, chia sẻ, đào tạo, giúp cho các đồng chí có thể tham gia tuyên truyền trên mạng xã hội.

Chúng tôi thực hiện phương châm thực hiện tất cả những phương tiện, công cụ mình có trong tay để truyền tải thông điệp, thông tin một các chính xác nhất, nhanh nhất đến với độc giả đến với độc giả, đến với người dân. Và hiệu quả nhìn thấy rõ ràng nhất là việc truyền thông trong giai đoạn phòng chống đại dịch COVID-19 vừa qua, hay trong truyền thông về phòng chống thiên tai, bão lũ.

Cũng thông qua các nền tảng mạng xã hội giúp đưa thông tin từ cuộc sống đến cơ quan nhà nước, từ đó giúp các cơ quan này đưa ra các chỉ đạo, điều hành nhanh nhất, chính xác nhất. Điều quan trọng ở đây là cần kiểm soát các bình luận để tránh lan truyền thông tin tiêu cực qua các bình luận trên mạng xã hội.

Đối với công tác tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ được giao nhiệm vụ tổ chức với sự tham gia của gần 120 cơ quan báo chí chính thống trong cả nước. Với sự phối hợp của các vụ, cục liên quan thuộc Văn phòng Chính phủ, công tác tổ chức các cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ rất hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm. Cổng TTĐT Chính phủ cũng mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ hơn của các bộ, ngành trong quá trình tổ chức họp báo.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Hồng Sâm trao đổi, thảo luận với đại diện các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh VGP/Quang Thương

Bên cạnh đó, Cổng TTĐT Chính phủ cũng tiến hành tổng thuật nhiều hội nghị lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm đưa tất cả thông tin truyền thông đến với độc giả và người dân.

Đối với công tác kết nối, chia sẻ thông tin, hơn một năm nay, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có giao diện mới, hiện đại nhất trong các cơ quan báo chí. Nghị định 42 có nội dung về chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, địa phương; hiện Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã đặt đường link với cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương nhưng chỉ mới dừng lại ở việc đặt đường link để kết nối với nhau. Sắp tới sẽ mở thêm các tương tác như: bộ, ngành, địa phương có vấn đề nóng, quan trọng cần truyền thông thì có thể chia sẻ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, để tăng thêm lan tỏa.

Đối với vấn đề công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công báo, xuất bản và phát hành Công báo Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện tất cả công báo đã đưa lên điện tử và công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương đang được thực hiện khá hiệu quả. Sắp tới, Cổng TTĐT Chính phủ cũng có Đề án nâng cao hiệu quả hơn nữa tính năng tìm kiếm, tra cứu nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Đối với công tác truyền thông về chính sách, vấn đề này rất quan trọng, từ ngày 21/6/2022, Cổng TTĐT Chính phủ vận hành chuyên trang Xây dựng chính sách, pháp luật để truyền thông toàn bộ vòng đời chính sách. Qua hơn một năm, lượng người truy cập trên chuyên trang đã đạt được những kết quả rất tích cực. Cổng TTĐT Chính phủ rất mong muốn tiếp tục nhận được sự cộng tác chặt chẽ hơn nữa của các bộ ngành để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn dự và chủ trì Hội nghị. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm và Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Nguyễn Hồng Sâm đồng chủ trì Hội nghị.

 Tham dự Hội nghị có Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị hạnh và đại diện Người phát ngôn, của lãnh đạo Văn phòng, của 25 lãnh đạo quản lý Cổng Thông tin điện tử, Trung tâm Thông tin, đơn vị phụ trách thông tin truyền thông của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Sự kiện hôm nay là Hội nghị quan trọng của đội ngũ cán bộ làm thông tin truyền thông, làm thông tin điện tử của các bộ, ngành.

Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quý, cách làm hay, cùng nhau nhìn nhận đánh giá những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, thảo luận và đưa ra các giải pháp thiết thực để công tác thông tin truyền thông phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phục vụ công tác quản lý điều hành của các Bộ ngành theo từng lĩnh vực được ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Cao Tường Huy,  Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh – tỉnh Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, được ví như "một Việt Nam thu nhỏ", có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới cả trên bộ, trên biển với Trung Quốc, là trung tâm logictics, cửa ngõ trung chuyển vận tải đa phương thức kết nối với Trung Quốc, Đông Bắc Á và ASEAN. Đây là cơ hội phát triển nhưng cũng là thách thức rất lớn về vấn đề biển đông.

Quảng Ninh có Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Di sản được 2 lần UNESCO công nhận là Kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Mỗi năm không có dịch, Quảng Ninh đón khoảng 10-12 triệu lượt khách. Tuy nhiên những năm có dịch, khách du lịch trong nước và ngoài nước đến Quảng Ninh giảm. Quảng Ninh đặt mục tiêu là thu hút được tầm 15 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 2 triệu lượt khách.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 2.

Đồng chí Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh - Ảnh VGP/Quang Thương

Quảng Ninh có trữ lượng than lớn nhất Việt Nam, là nơi hình thành ngành công nghiệp đầu tiên và là cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam với truyền thống cách mạng "Kỷ luật và Đồng tâm". Quảng Ninh có khoảng 100 nghìn công nhân ngành than, tính cả con em khoảng 400 nghìn công nhân ngành than. Ngành than tỉnh Quảng Ninh rất phát triển.

 Xã hội con người Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng. Chúng tôi xác định con người Quảng Ninh có đặc trưng riêng là năng động, sáng tạo, hào sảng, văn minh, thân thiện đó là những yếu tố làm nên cái chất và con người Quảng Ninh.

 Quảng Ninh là nơi duy nhất có nhà Vua sau khi thắng giặc ngoại xâm đã từ bỏ ngai vàng đi tu hóa Phật, xây dựng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang bản sắc riêng của Phật giáo Việt Nam.

Nhân dịp Hội nghị này, đồng chí Cao Tường Huy thông tin khái quát về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh:

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu sau:

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) liên tục trong 7 năm (2016 - 2022) đạt trên 10%; 6 tháng đầu năm 2023 tăng 9,46%, đứng thứ 2 trong vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 4 cả nước.

- Quy mô nền kinh tế tăng nhanh đạt 270 nghìn tỷ đồng (ước cả năm 2023 đạt 312.420 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2020). GRDP bình quân đầu người đạt trên 8.200 USD, gấp đôi bình quân chung cả nước (ước năm 2023 đạt trên 9.000 USD, gấp 1,4 lần so với năm 2020.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 50,9%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 43,9%; khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 5,2%.

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 10%/năm, vượt chỉ tiêu Trung ương giao, luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 10%/năm.

- Môi trường đầu tư kinh doanh: không ngừng được nâng cao khi lần thứ 2 (2020 và 2022) chinh phục vị trí dẫn đầu cả nước cả 4 chỉ số CCHC (PCI, PAPI, PAR Index và SIPAS), trong đó: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI đã 5 năm liên tiếp ở vị trí đứng đầu cả nước; Chỉ số cải cách hành chính - PAR Index 4 năm liên tục dẫn đầu, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước - SIPAS 3 năm liền ở vị trí thứ nhất.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 3.

Đồng chí Cao Tường Huy nêu rõ: Vị thế và uy tín của Quảng Ninh ngày càng được nâng cao - Ảnh VGP/Quang Thương

Đồng chí Cao Tường Huy nêu rõ: Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng toàn diện của khu vực phía Bắc.

Đồng chí Cao Tường Huy cho biết: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh được đưa vào sử dụng từ năm 2018. Hiện nay, hệ thống Cổng Thông tin điện tử của tỉnh gồm 05 Cổng thành phần cấp 1 (Cổng chính, tiếng Anh, tiếng Trung, Du lịch, Doanh nghiệp); 60 Cổng Thông tin thành phần cấp 2 gồm: Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội; 128 Cổng Thông tin thành phần cấp 3 gồm: Các xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố, đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và 26 trang thông tin điện tử liên kết.

Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh là nơi cung cấp thông tin, trao đổi thông tin chính thống và công khai trên mạng Internet của tỉnh Quảng Ninh; cung cấp thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và các hoạt động của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội, sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh; đồng thời là Công cụ giao tiếp hai chiều giữa các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh với các tổ chức, cá nhân. Việc cung cấp các thông tin chính thống về chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh… đã tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Đồng chí Cao Tường Huy đề xuất các Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương kết nối đồng bộ hơn để có giao tiếp nhanh hơn.

Đồng chí Cao Tường Huy chia sẻ, vừa qua,  Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm, có mời các đại diện Bộ, ngành và tỉnh Quảng Ninh tham dự. "Tôi rất vinh dự được mời tham ra cuộc tọa đàm đó. Tôi thấy, cuộc tọa đàm đó lan tỏa rất tốt, lan tỏa trên báo chí chính thống, cũng như cả mạng xã hội. Tôi thấy đây là hoạt động mang lại hiệu quả rất cao. Mong rằng qua buổi hội nghị này, chúng tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và các Bộ, ngành để chúng tôi rút kinh nghiệm và làm tốt hơn nữa".

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn: Chính phủ rất quan tâm đến hoạt động của các Cổng TTĐT, đây là một nội dung quan trọng xây dựng và thực hiện truyền thông số, hướng đến thực hiện Chính phủ số - Ảnh VGP/Quang Thương

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn: Tại Thành phố Hạ Long xinh đẹp, di sản thiên nhiên thế giới, thay mặt lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, tôi xin được chào mừng tất cả các đồng chí đại biểu, khách quý đã đến dự "Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng TTĐT các Bộ, ngành năm 2023".

Đây là hội nghị đầu tiên được tổ chức giữa Cổng TTĐT Chính phủ và các cổng thông tin điện tử của các cơ quan Bộ ngành trung ương, được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh - là tỉnh có nhiều chỉ số đứng đầu cả nước, nhiều mô hình thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng… làm nên tên tuổi của tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

Hội nghị là cơ hội để các đồng chí trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quý, cách làm hay, cùng nhau nhìn nhận đánh giá những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, thảo luận và đưa ra các giải pháp thiết thực để công tác thông tin truyền thông phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phục vụ công tác quản lý điều hành của các Bộ, ngành theo từng lĩnh vực được ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn.

Thay mặt lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, tôi trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, các sở ngành liên quan đã quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể tổ chức hội nghị ngày hôm nay.

"Xây dựng và bảo vệ hình ảnh của chính quyền trên không gian mạng"

Như các đồng chí đã biết, Cổng TTĐT của cơ quan nhà nước là kênh cung cấp thông tin chính thống, tập trung của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng nơi điểm truy cập thông tin của người dân, doanh nghiệp; là địa chỉ cung cấp dịch vụ công trực tuyến hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Cổng TTĐT không những là tiếng nói, là cầu nối chính quyền với người dân và doanh nghiệp, mà còn là đơn vị chủ lực, trọng yếu trong thực hiện nhiệm vụ "xây dựng và bảo vệ hình ảnh của chính quyền trên không gian mạng".

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 2.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn: Vấn đề đặt ra cho chúng ta là bài toán làm sao để tiếp tục phục vụ người dân ngày càng hiệu quả hơn - Ảnh VGP/Quang Thương

Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng công tác thông tin và truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách, công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước. Hiện nay cùng với cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, Chính phủ rất quan tâm đến hoạt động của các Cổng TTĐT, đây là một nội dung quan trọng xây dựng và thực hiện truyền thông số, hướng đến thực hiện Chính phủ số.

Những năm qua, hoạt động của các Cổng TTĐT của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là Cổng TTĐT của các Bộ, ngành có vai trò kết nối, hướng dẫn nghiệp vụ kết hợp thông tin đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận trong việc thực hiện các nhiệm vụ thông tin và truyền thông, truyền thông về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Truyền thông chính sách thời gian qua đã đóng góp hiệu quả vào mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần trong công tác xây dựng Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân; thông tin về các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; chất lượng dịch vụ công trực tuyến, kết nối, liên kết với Cổng Dịch vụ công quốc gia ngày càng hiệu quả hơn.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022, tạo bước chuyển biến mới với Cổng TTĐT Chính phủ, với Cổng TTĐT của các Bộ, ngành của các địa phương.

Trong một xã hội thông tin và mạng xã hội phát triển như hiện nay, với vai trò của Cổng TTĐT Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa phương, vấn đề đặt ra cho chúng ta là bài toán làm sao để tiếp tục phục vụ người dân ngày càng hiệu quả hơn để tiếp tục khẳng định vai trò là địa chỉ tin cậy cung cấp thông tin chính thức, chính thống, tập trung của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, thực hiện hiệu quả việc định hướng thông tin báo chí và dư luận xã hội, là cầu nối giao tiếp thông tin hai chiều giữa Chính phủ, giữa các bộ, ngành với người dân và doanh nghiệp, là diễn đàn của nhân dân...

Và thông qua Cổng TTĐT Chính phủ và của các bộ, ngành, địa phương, người dân biết Chính phủ và các bộ ngành để người dân biết chúng ta làm gì, làm như thế nào trong việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các Cổng TTĐT các Bộ, ngành

Hội nghị hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, là dịp để Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT các bộ, ngành cùng nhau trao đổi, làm rõ các kinh nghiệm, các mặt được và cả chưa được, và đề ra các giải pháp để phát triển hơn nữa để thời gian tới chúng ta làm tốt hơn.

Là lần đầu tiên tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng TTĐT các Bộ, ngành với quy mô lớn, với sự tham gia của nhiều Cổng TTĐT, Trung tâm Thông tin, đơn vị phụ trách thông tin truyền thông của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, với ý nghĩa này, để nâng cao hiệu quả hoạt động hiệu quả của Cổng TTĐT Chính phủ và các Bộ, ngành, tôi đề nghị các đơn vị cần kết nối để phục vụ cao nhất những yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, như lãnh đạo tỉnh Quảnh Ninh vừa chia sẻ có hồ sơ thủ tục được tỉnh giải quyết chỉ trong 12h.

Đồng thời, đề nghị các đồng chí đại biểu nghiên cứu, tích cực phát biểu ý kiến, tập trung vào một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, đánh giá thực trạng hoạt động của các Cổng Thông tin hiện nay, những mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân, đề xuất giải pháp, rút ra các kinh nghiệm, trao đổi về các cách làm hay, nhất là hiện nay còn nhiều điểm khác nhau đối hoạt động cổng thông tin điện tử ở các bộ, ngành, những vướng mắc khi thực hiện nghiệp vụ của mình.

Thứ hai, thảo luận, làm rõ hơn nữa để phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của các Cổng TTĐT đối với hoạt động của các bộ ngành. Các đồng chí có thể nghiên cứu mô hình, hoạt động của Cổng TTĐT Chính phủ. Đơn cử, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đặt tại Văn phòng Chính phủ không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần, mà trên thực tế còn đóng vai trò là cơ quan phụ trách quan hệ công chúng của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, chủ trì thực hiện tất cả các nhiệm vụ truyền thông, quan hệ công chúng với các nhiệm vụ cụ thể như: Nắm bắt, báo cáo thông tin dư luận; tham gia chuẩn bị các bài phát biểu ra công chúng, các trả lời phỏng vấn báo chí của lãnh đạo Chính phủ; tổ chức họp báo; thực hiện các khâu trong truyền thông chính sách; phát hiện và xử lý các sự cố, các vấn đề "nóng"…

Thứ ba, thảo luận về việc phát huy vai trò của các Cổng TTĐT trên môi trường mạng, nhất là trong định hướng thông tin, dư luận trên mạng xã hội. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay.

Cổng TTĐT Chính phủ có fanpage Thông tin Chính phủ hoạt động cực kỳ hiệu quả với 4,1 triệu người theo dõi thường xuyên, tạo hiệu ứng lan tỏa rất lớn. Tranh thủ các nền tảng mạng xã hội khác để lan tỏa nhanh nhất, chính xác nhất, có trọng tâm trọng điểm các thông điệp, các thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các bộ ngành.

Thứ tư, đề nghị các đồng chí trao đổi các cơ chế chính sách, để xem đã thuận lợi cho hoạt động của các Cổng TTĐT nói chung, của Cổng TTĐT các bộ, ngành nói riêng chưa, có điểm nào nên phát huy, điểm nào có khó khăn để tháo gỡ vướng mắc hay không, tìm các giải pháp khắc phục, cần sự hỗ trợ tháo gỡ gì từ phía các cơ quan chức năng.

Thứ năm, trao đổi về cơ chế phối hợp công tác giữa các Cổng TTĐT để phát huy sức mạnh tổng thể, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt từ trên xuống dưới, lan tỏa mạnh mẽ, đây cũng là một thế mạnh thông tin của các đồng chí. Tôi đề nghị Cổng TTĐT Chính phủ, tùy tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức thường xuyên hay định kỳ các hội nghị giữa Cổng TTDT Chính phủ với Cổng TTĐT các bộ ngành, các địa phương.

Thứ sáu, công tác Họp báo Chính phủ và tại các Bộ, ngành thời gian qua đã có nhiều đổi mới, nhiều sáng tạo, hiệu quả với sự tham gia tích cực của người phát ngôn, đại diện lãnh đạo của các Bộ ngành. Nhân hội nghị hôm nay, tôi đề nghị các đồng chí thời gian tới tiếp tục phát huy những gì đã làm tốt, đặc biệt là công tác tổ chức họp báo, còn những điểm nào, cơ chế chính sách nào cần sửa đổi để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết thêm, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến việc này, bây giờ tất cả các Nghị định chuẩn bị ban hành, Thủ tướng Chính phủ đều yêu cầu VPCP báo cáo đã giản lược bao nhiêu TTHC, có gì mới, có gì bổ sung, có gì bãi bỏ.

Hội nghị với tinh thần là vừa xem xét, đánh giá, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện về các yếu tố: Sự lãnh đạo, chỉ đạo; cơ chế, chính sách; tổ chức, bộ máy, nhân lực; tài chính; công nghệ.

Tôi cho rằng cần đổi mới hơn nữa tư duy, phương thức hoạt động của các Cổng TTĐT theo hướng: Chủ động hơn, tích cực hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn; không chỉ cung cấp thông tin một chiều mà còn tiếp nhận thông tin, tương tác thông tin; không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn làm truyền thông chính sách; phản ứng thông tin nhạy bén, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố thông tin và không để xảy ra khủng hoảng truyền thông.

Sau hội nghị, tôi đề nghị Cổng TTĐT Chính phủ và Cổng TTĐT các Bộ, ngành phối hợp tổng hợp các kiến nghị, đề xuất tại hội nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo, giải quyết, với tinh thần là tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các Cổng TTĐT các Bộ, ngành phát huy hết vai trò của mình để phục vụ công tác truyền thông chính sách, phục vụ người dân, doanh nghiệp, trở thành công cụ hữu hiệu giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác điều hành của các bộ, ngành theo hướng ngày càng tốt hơn. 

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm: Cổng TTĐT là một phương thức mới, còn nhiều dư địa phát triển - Ảnh VGP/Quang Thương

Một phương thức mới, còn nhiều dư địa phát triển

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm bày tỏ cảm ơn lãnh đạo VPCP, cá nhân đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn đã hết sức quan tâm đến công tác thông tin báo chí và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông chính sách, kịp thời nắm bắt các vấn đề trong cuộc sống, các vấn đề đặt ra đối với người dân để giải quyết.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ: Tôi rất vui mừng nhận thấy trong các phương thức truyền thông hiện nay Cổng TTĐT là một phương thức mới, còn nhiều dư địa phát triển, có tính chất riêng có, hấp dẫn thiết yếu và sát sườn với nhu cầu của người dân.

Cổng TTĐT các cấp đã làm tốt chức năng đa dạng hóa các phương thức thông tin, đa nền tảng, nắm bắt được xu hướng thông tin, truyền tải kịp thời đến người dân và doanh nghiệp những quyết sách của Chính phủ.

Chúng tôi nhận thấy Cổng TTĐT các cấp đóng vai trò ngày càng quan trọng. Cổng TTĐT là phương thức duy nhất làm một lúc hai việc là vừa cung cấp thông tin vừa tương tác với người dân. Nhiều Cổng TTĐT có lượng truy cập ngày càng tăng, có những mục, những chuyên trang vượt lên một số báo điện tử lớn.

Chúng ta đang ở thời điểm có thể tạo được bước chuyển biến quan trọng. Cổng TTĐT của các cơ quan nhà nước có thể giúp các phóng viên báo chí làm việc tốt hơn. Chúng ta đã đưa ra các thông tin nguồn, cách thức truyền tải thông tin vừa nhanh nhạy kịp thời, vừa chính thống. Từ đó, chúng ta có thể biến các Cổng TTĐT thành phương thức giao tiếp mà sau này người dân có thể tìm đến đầu tiên.

Trong tương lai gần có thể hỏi bằng giọng nói những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trên Cổng TTĐT

Về phía Bộ TT&TT, chúng tôi cũng xin được gợi mở một số vấn đề xin ý kiến các đồng chí để chúng tôi được tiếp thu, làm tốt phần việc của mình.

Hiện nay Cổng TTĐT Chính phủ nói riêng và các Cổng TTĐT các cấp nói chung đã làm tốt chức năng cung cấp thông tin và tương tác với người dân. Tương tác ở đây là cơ quan nhà nước cung cấp thông tin, tiếp nhận phản hồi của người dân thông qua hình thức chủ yếu là hỏi đáp và xin ý kiến.

Để tăng tương tác hơn, một số Cổng TTĐT đã triển khai các hình thức tương tác mới, hướng tới khai thác dữ liệu. Điển hình như Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội thông qua dữ liệu. Đây là dữ liệu sống, cập nhật thường xuyên. Đây là nét mới, tương đối đột phá trong cách thức cung cấp thông tin đến người dân. Người dân có thể truy cập, tùy biến, sử dụng và đáp ứng nhu cầu của mình. Người dân có thể tiếp cận thông tin mà mình muốn, thay vì tiếp cận dữ liệu thông qua hình ảnh, thông tin, dữ liệu một chiều, ở dạng tĩnh như trước đây. Chúng ta cũng đang đứng trước ngưỡng cửa của các công nghệ mới, cho phép tới đây người dân có thể tương tác với Cổng TTĐT của các cơ quan nhà nước thông qua ngôn ngữ tự nhiên và nhận được câu trả lời dựa trên các dữ liệu từ trí tuệ nhân tạo.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 2.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm: Người dân trong tương lai gần có thể hỏi bằng giọng nói những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trên Cổng TTĐT của các cơ quan nhà nước - Ảnh VGP/Quang Thương

Người dân trong tương lai gần có thể hỏi bằng giọng nói những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trên Cổng TTĐT của các cơ quan nhà nước. Ví dụ như hỏi về quy định mới liên quan đến giấy phép xây dựng, hay phản hồi là tại sao tôi đã gửi hồ sơ 10 ngày rồi mà chưa trả lời. Những việc này sẽ dựa trên các giải pháp về trí tuệ nhân tạo, dựa trên các giao thức về ngôn ngữ tự nhiên. Chúng ta nhìn thấy các cơ hội, các cơ sở dữ liệu do chúng ta kiểm soát có thể đưa ra để đáp ứng nhu cầu giao tiếp và trả lời thông tin của người dân.

Kết nối mạng lưới truyền thông chính sách trong cả nước

Bộ TT&TT đang xây dựng Dự thảo Thông tư về quy định chức năng, tính năng kỹ thuật của các  Cổng TTĐT, Trang TTĐT của các cơ quan nhà nước, rất mong các đồng chí đóng góp ý kiến.

Dự thảo thông tư có các quy định về Cổng TTĐT thành phần và Trang TTĐT thành phần. Các Cổng thành phần, Trang thành phần kết nối với hệ thống giám sát và đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ chính phủ số.

Chúng ta có Trang TTĐT loại 1 và Trang TTĐT loại 2, có thể sử dụng công nghệ riêng, không đồng nhất về mặt công nghệ với Cổng TĐTT. Trang loại 1 đáp ứng các nhu cầu kỹ thuật cơ bản, phải là trang thành phần Cổng TTĐT. Trang loại 2 đồng nhất hoàn toàn về công nghệ với cổng và Trang TTĐT mà nó trực thuộc.

Thời gian qua, chúng ta nói nhiều về việc hình thành, kết nối mạng lưới truyền thông chính sách trong cả nước. Chúng tôi được biết Cổng TTĐT Chính phủ là cơ quan dẫn dắt việc này, đã có sáng kiến và kế hoạch để kết nối các Cổng TTĐT của các Bộ, ngành địa phương. Bên cạnh chủ trương và quyết tâm chính trị rất đúng đắn này chúng ra phải chuẩn bị điều kiện kỹ thuật và giao thức để thực hiện.

Bộ TT&TT cũng là một cơ quan trực thuộc Chính phủ và chúng tôi mong muốn Cổng TTĐT của Bộ TT&TT sẽ được kết nối, trở thành một Cổng thành phần của Cổng TTĐT Chính phủ. Từ đó, chúng tôi có thể chủ động cập nhật, đẩy các thông tin trên Cổng của Bộ lên Cổng TTĐT Chính phủ sau khi qua khâu rà soát, chọn lọc. Chúng tôi mong sớm hoàn thành việc này, để Bộ TT&TT có thể thông tin đến các Bộ, ngành quy trình kết nối, đẩy nhanh quá trình kết nối giữa Cổng TTĐT các cấp.

Một số các công việc khác, dưới góc độ là Bộ quản lý ngành về TT&TT, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục giải quyết bài toán đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường năng lực nội tại của các cán bộ Cổng, truyền cho nhau tinh thần, sứ mệnh mà chúng ta đang đảm nhận. Chúng ta tự hào là đang vận hành một phương thức giao tiếp riêng có, độc đáo, sát sườn, thiết thực với người dân.

Bộ TT&TT chúng tôi cũng nhận nhiệm vụ kết nối và tạo nên những mô hình đào tạo để trau dồi năng lực nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác thông tin của các Bộ, ngành địa phương.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 1.

Đại tá Nguyễn Thanh Bình, Tổng Biên tập Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng: Cần từng bước thống nhất về tổ chức, biên chế, nhân lực của Cổng TTĐT các các bộ, ngành - Ảnh VGP/Quang Thương

Thông tin, dữ liệu được ví như "dầu mỏ"

Là đại biểu Cổng TTĐT bộ, ngành đầu tiên phát biểu tham luận, Đại tá Nguyễn Thanh Bình, Tổng Biên tập Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng cho biết: Đối với BQP, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ huy, xây dựng quân đội; trong đó có xây dựng Cổng TTĐT BQP, theo đó đã ban hành Thông tư 144/2010/TT-BQP của BQP về tổ chức và hoạt động của Cổng TTĐT BQP: Cổng TTĐT BQP đặt tại Văn phòng BQP thực hiện 3 chức năng: Cung cấp thông tin chính thức của BQP; tích hợp, chia sẻ thông tin, CSDL và thực hiện các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.

Từ khi chính thức hoạt động (12/12/2012) đến nay, với hai ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), Cổng TTĐT BQP ngày càng khẳng định rõ "là nơi cung cấp, trao đổi, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng theo một phương thức thống nhất, thông qua một điểm truy cập duy nhất đối với người sử dụng thông tin trên mạng Internet; là một kênh thông tin chính thức cung cấp và trao đổi thông tin về các hoạt động quản lý nhà nước của BQP", thông tin nguồn của BQP, được các cơ quan, đơn vị, cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí trong và ngoài Quân đội trích dẫn, sử dụng. Đến nay, Cổng TTĐT BQP đã đạt hàng trăm triệu lượt truy cập khai thác sử dụng (trung bình hơn 2 vạn người truy cập mỗi ngày).

Cổng TTĐT BQP luôn thực hiện tốt vị trí, chức năng, nhiệm vụ là cơ quan truyền thông đa phương tiện của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; thông tin, truyền thông về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng BQP, các chủ trương, chính sách, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, các hoạt động của toàn quân…

 Giải cứu 2 cháu bé bị bắt cóc từ thông tin phản ánh qua Cổng TTĐT

Cùng với đó, Cổng TTĐT BQP đã phối hợp chặt chẽ với Cổng TTĐT Chính phủ kịp thời trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; tiếp nhận và phối hợp xử lý đầy đủ, kịp thời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước gửi đến BQP qua Cổng Dịch vụ công, Cổng TTĐT BQP, qua thư điện tử, điện thoại…

Gần đây nhất, từ thông tin phản ánh của người dân qua Cổng TTĐT, chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan chức năng giải cứu được 2 cháu bé bị bắt cóc sang Campuchia. Qua sự việc này thấy được sự tương tác phối hợp giữa người dân và Cổng TTĐT rất hiệu quả.

Triển khai Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng, Cổng TTĐT BQP đã tổ chức khảo sát nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác lãnh đạo, quản lý và hoạt động của các trang/cổng TTĐT trong toàn quân, làm cơ sở để đề xuất BQP có những chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, bất cập trong lãnh đạo, quản lý và hoạt động của các trang/cổng TTĐT; nâng cao hiệu quả thông tin, tích hợp, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu và thực hiện dịch vụ công trực tuyến, qua đó làm gia tăng giá trị, hiệu quả của việc cung cấp thông tin, dữ liệu đối với người dân và doanh nghiệp và cán bộ, chiến sĩ LLVT, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị (trong toàn quân có 286 trang/cổng TTĐT, trong đó: hoạt động trên Internet là 209, hoạt động trên mạng truyền số liệu quân sự là 77).

Công bố thử nghiệm khu vực cấm bay, hạn chế bay đối với UAV, flycam tại 15 tỉnh, thành trên Cổng TTĐT BQP

Năm 2022, Cổng TTĐT BQP đã hoàn thành xuất sắc Đề tài cấp BQP "Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xây dựng Chính phủ điện tử trong BQP", đang từng bước đưa vào ứng dụng trong thực tế.

Cùng với đó, Cổng TTĐT BQP đã chủ động tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo BQP một số nội dung thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong BQP; đồng thời, ngày 31/5/2023, tổ chức công bố thử nghiệm khu vực cấm bay, hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ đối với 15 tỉnh/thành phố trên Cổng TTĐT BQP (sau khi hoàn thành thử nghiệm sẽ công bố chính thức tất cả các tỉnh/thành phố trên phạm vi cả nước theo Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Trong thời đại mà thông tin, dữ liệu được ví như "dầu mỏ", nhằm phát huy hiệu quả giá trị của thông tin, dữ liệu cũng như các kinh nghiệm quý trong hoạt động của trang/cổng TTĐT các cấp, hội nghị hôm nay là sự khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của các trang/cổng TTĐT của cơ qua nhà nước.

Đây là lần đầu tiên Cổng TTĐT Chính phủ chủ trì tổ chức một Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng TTĐT các Bộ, ngành quy mô toàn quốc - sự kiện quan trọng, tạo bước khởi đầu tốt đẹp nhằm tăng cường hợp tác, phối hợp, trao đổi giữa Cổng TTĐT Chính phủ với Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 2.

Đại tá Nguyễn Thanh Bình: Chúng tôi hy vọng sau Hội nghị này sẽ là chuỗi các hoạt động nối tiếp, liên tục, tạo thành hệ thống Cổng TTĐT thống nhất từ Trung ương đến các Bộ, ngành, địa phương - Ảnh VGP/Quang Thương

Chúng tôi hy vọng sau Hội nghị này sẽ là chuỗi các hoạt động nối tiếp, liên tục, tạo thành hệ thống Cổng TTĐT thống nhất từ Trung ương đến các Bộ, ngành, địa phương, tạo thành một hệ thống liên kết thông tin - nghiệp vụ, kết nối, chia sẻ, phối hợp tạo ra những hiệu ứng truyền thông, gia tăng thêm giá trị, tối ưu hoạt động giữa các Cổng TTĐT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành, địa phương; đồng thời tạo hiệu ứng thông tin tích cực (cả chiều dọc và chiều ngang) góp phần chế áp thông tin xấu độc trên không gian mạng.

Tạo hiệu ứng thông tin tích cực cả chiều dọc và chiều ngang

Thực trạng hiện nay cho thấy, các trang/cổng TTĐT từ trung ương cho đến các Bộ, ngành, địa phương hoạt động tương đối độc lập, ít có trao đổi chuyên môn nghiệp vụ theo cả chiều ngang (giữa các trang/cổng TTĐT của các Bộ, ngành, địa phương) và chiều dọc (từ Cổng TTĐT Chính phủ tới các trang/cổng TTĐT cấp cơ sở phường/xã). Điều này đã tạo một khoảng trống trong công tác truyền thông của Chính phủ cũng như các Bộ, ngành, địa phương; chưa tạo được hiệu ứng truyền thông quy mô một tỉnh cũng như cả nước.

Cổng TTĐT không chỉ có chức năng truyền thông, mà còn có nhiều chức năng, thực hiện nhiều nhiệm vụ khác trong lộ trình Chuyển đổi số của quốc gia. Do đó, trang/cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương cần phải xác định lộ trình, xác lập vị trí của mình trong quá trình Chuyển đổi số của đất nước, từ đó để có những điều chỉnh trong tổ chức bộ máy, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ một cách phù hợp.

Nhân dịp này, Đại tá Nguyễn Thanh Bình đề nghị Cổng TTĐT Chính phủ: Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, thực hiện phân cấp, hướng dẫn nghiệp vụ, thống nhất liên kết, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa Cổng TTĐT của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và giữa Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương với nhau; hình thành Hệ sinh thái cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến thống nhất từ Trung ương đến các Bộ, ngành, địa phương…;

Nghiên cứu, từng bước thống nhất về tổ chức, biên chế, nhân lực của Cổng TTĐT các các bộ, ngành và trang/cổng thành phần của các bộ, ngành.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác cổng TTĐT; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm... nâng cao chất lượng hoạt động cổng TTĐT của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương;

Xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá, cùng với đó là định danh các trang/cổng TTĐT của cơ quan nhà nước.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 1.

Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, sẽ nghiên cứu xây dựng, triển khai các kênh cung cấp thông tin khác của Bộ Công an trên môi trường mạng - Ảnh VGP/Quang Thương

Phương pháp truyền thông chính sách trên Cổng TTĐT Bộ Công an

Tham luận về công tác truyền thông chính sách về an ninh, trật tự trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết:

Là cơ quan tham mưu cao nhất của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, đồng thời được giao trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ Công an; hướng dẫn hoạt động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và hoạt động hệ thống Cổng thông tin điện tử trong toàn lực lượng, Văn phòng Bộ Công an đã triển khai thực hiện hiệu quả các mặt công tác truyền thông chính sách.

Chúng tôi đã triển khai các nội dung nổi bật trong thời gian qua, thứ nhất là phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo công tác truyền thông chính sách trong Công an nhân dân, tham mưu với lãnh đạo Bộ Công an ban hành kế hoạch triển khai Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tổ chức truyền thông chính sách giai đoạn 2022-2027, nội dung này thời gian qua được triển khai rất hiệu quả và có hiệu ứng được dư luận đánh giá tốt.

Thứ hai là chỉ đạo tổ chức công tác truyền thông chính sách trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an. Thứ ba là hình thức, phương pháp truyền thông chính sách trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an được triển khai phong phú, đa dạng.

Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đã xây dựng 18 chuyên mục, 04 chuyên trang, trang thành phần; có liên kết với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng thông tin điện tử Công an các đơn vị, địa phương, website của các cơ quan truyền thông CAND.

Trung bình hàng năm biên tập, công bố khoảng 10.000 tin, bài, hình ảnh, video; được đánh giá là cầu nối hiệu quả giữa lực lượng Công an với các cơ quan báo chí và Nhân dân; cung cấp nhiều thông tin có giá trị đấu tranh, phản bác các luận điệu, tư tưởng sai trái, thù địch, đóng góp quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền của lực lượng Công an nhân dân.

Qua thực tiễn công tác truyền thông chính sách về ANTT trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cũng như nhận diện một số thuận lợi và khó khăn, thách thức trong công tác này trong thời gian tới.

Về thuận lợi, mọi quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo đảm ANTT luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân lên trên hết, trước hết, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội. Người dân, công chúng ngày càng tiếp cận thuận lợi, ứng xử linh hoạt hơn với các nguồn thông tin về ANTT do năng lực truyền tải, chất lượng xử lý thông tin ngày càng cao, phương thức truyền thông ngày càng linh hoạt, có chiều hướng tích cực hơn.

Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với công tác truyền thông chính sách về ANTT, nhất là truyền thông chính sách trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an.

Cổng thông tin điện tử Bộ Công an được đặt tại Văn phòng Bộ Công an - cơ quan tham mưu cao nhất của lực lượng Công an nhân dân, nơi tập trung đầu mối thông tin của Bộ Công an; vừa thực hiện nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo định hướng tuyên truyền, vừa trực tiếp thực hiện tuyên truyền và hướng dẫn hoạt động của hệ thống Cổng thông tin điện tử trong Công an nhân dân.

Thách thức ngày càng lớn hơn, hiện hữu hơn trong bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, trong đó có Cổng thông tin điện tử Bộ Công an. Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thực tiễn của công tác truyền thông chính sách đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn đối với việc bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ công tác này.

Bảo đảm luôn chủ động "đi trước một bước"

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông chính sách trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi chính sách pháp luật về đảm bảo ANTT, Bộ Công an sẽ tập trung tham mưu triển khai và triển khai thực hiện 4 nhiệm vụ, giải pháp công tác trọng tâm.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 2.

Đại diện các Cổng TTĐT Bộ, ngành dự Hội nghị - Ảnh VGP/Quang Thương

Một là, tiếp tục tham mưu lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện, thống nhất và xuyên suốt công tác truyền thông chính sách trên tất cả các khâu hoạch định, xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thực hiện chính sách, bảo đảm luôn chủ động "đi trước một bước".

Hai là, luôn có phương án phòng tránh và xử lý khủng hoảng truyền thông, đồng thời tiếp tục, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an tiếp tục phát huy vai trò kênh thông tin phát ngôn chính thống của Bộ Công an trên môi trường mạng, tuyên truyền kịp thời, nhanh chóng, chính xác.

Ba là, nghiên cứu xây dựng, triển khai các kênh cung cấp thông tin khác của Bộ Công an trên môi trường mạng theo Nghị định 42/2022/NĐ-CP, ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, trước mắt là trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, nhằm thiết lập kênh cung cấp thông tin chính thức, tin cậy, tạo sự lan tỏa cao và đấu tranh trực diện, phản bác các thông tin sai trái, thù địch, giả mạo, góp phần định hướng dư luận và định hướng giá trị về bảo đảm ANTT ngay trên mặt trận thông tin này.

Bốn là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, kỹ năng, sự chuyên nghiệp trong truyền thông cho tất cả các đơn vị trong Bộ Công an để tạo mạng lưới linh hoạt trong truyền thông chính sách.

Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an nêu đề nghị đối với Văn phòng Chính phủ: Thường xuyên tổ chức các hội nghị để hướng dẫn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận hành, bảo đảm hoạt động Cổng thông tin điện tử các Bộ, ngành, địa phương, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Nghiên cứu xây dựng chương trình hoặc lộ trình đào tạo, bồi dưỡng  đối với cán bộ làm công tác truyền thông chính sách của Cổng thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương. Tham mưu lãnh đạo Văn phòng Chính phủ có hình thức khen thưởng, biểu dương đối với các Cổng thông tin điện tử có thành tích, hiệu quả hoạt động nổi bật.

Với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành liên quan: Cần sớm có các văn bản triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ, để thống nhất thực hiện hiệu quả, đúng pháp luật; nhất là các quy định đã xác định lộ trình triển khai thực hiện trong Nghị định, quy định về bảo đảm hoạt động cung cấp thông tin trên môi trường mạng, quy định cụ thể về triển khai các kênh cung cấp thông tin khác trên môi trường mạng của cơ quan nhà nước.

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 42 đã được "nới" ra tương đối rộng

Chia sẻ về chủ đề: Giải pháp kết nối, chia sẻ thông tin từ Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương với Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trần Tuấn Cường – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, Cổng TTĐT của Bộ được xây dựng và đi vào vận hành từ năm 2014. Thời điểm này, Cổng TTĐT Bộ được thiết kế xây dựng với đầy đủ nội dung cơ bản đáp ứng theo đúng quy định của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 1.

Ông Trần Tuấn Cường – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Bộ LĐTB&XH phát biểu tại Hội nghị - Ảnh VGP/Quang Thương

Ngày 24/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2022/NĐ-CP về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, thay thế cho Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện phát triển, mở rộng các kênh cung cấp thông tin, truyền thông đa phương tiện của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ông Trần Tuấn Cường cho rằng, ngay từ tên gọi của Nghị định, chúng ta đã thấy phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 đã có sự thay đổi. Nếu như Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử, thì Nghị định số 42/2022/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, đó là cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Cùng với sự đổi mới hàng ngày hàng giờ của công nghệ thông tin, phương pháp cung cấp, tiếp cận thông tin của xã hội cũng xuất hiện nhiều điểm mới. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ sau 10 năm thực thi đã bắt đầu bộc lộ những điểm hạn chế so với thực tiễn cuộc sống, thiếu đồng bộ so với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, như Luật tiếp cận thông tin, Luật ngân sách nhà nước, Luật Khoa học và công nghệ, Luật An ninh mạng,...

Như vậy có thể nói, phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP đã được "nới" ra một cách tương đối rộng, với một nội hàm tương đối bao quát; tạo khung pháp lý toàn diện về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới; nắm bắt được xu thế về thông tin trong thời đại chuyển đổi số hiện nay.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 2.

Ông Trần Tuấn Cường đề nghị Đề nghị làm rõ nội dung Cổng thành phần có sử dụng tên miền cấp 4 hay không - Ảnh VGP/Quang Thương

Ông Trần Tuấn Cường chia sẻ một số hoạt động kết nối của Cổng TTĐT Bộ LĐTB&XH trong thời gian qua:

Ngày 22/12/2022, Trung tâm Thông tin, cơ quan Thường trực giúp việc Ban biên tập Cổng TTĐT Bộ tổ chức Hội nghị tập huấn "Kỹ năng Báo chí đa phương tiện và hướng dẫn triển khai Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ" nhằm hướng dẫn triển khai Nghị định 42 nêu trên và tăng cường kỹ năng sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện phù hợp với xu thế, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ báo chí, truyền thông của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Cuối năm 2022, Trung tâm Thông tin đã thực hiện nâng cấp, bổ sung các tính năng của Cổng TTĐT Bộ LĐTB&XH để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP, cũng như không ngừng hoàn thiện và phát triển Cổng TTĐT Bộ LĐTB&XH nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiếp cận thông tin chính thống của người dân và doanh nghiệp.

Sau khi nâng cấp, bổ sung tính năng, Cổng TTĐT Bộ LĐTB&XH đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu đề ra: Đáp ứng các yêu cầu của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP về thông tin cung cấp trên môi trường mạng; tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, dễ truy vết; dễ quản trị, thân thiện với người dùng; cải thiện tính năng hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông theo tiêu chuẩn tiếp cận và sử dụng nội dung thông tin của trang thông tin điện tử 2.0.

Bộ LĐTB&XH cũng là một trong những Bộ đầu tiên ban hành văn bản để đôn đốc các đơn vị trực thuộc triển khai Nghị định số 42/2022/NĐ-CP.

Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình triển khai Nghị định số 42/2022/NĐ-CP, ông Trần Tuấn Cường nhận thấy có một số vướng mắc. Ví dụ như: vướng mắc trong phương thức/ cách thức liên kết/ tích hợp giữa Cổng TTĐT các Bộ, ngành với Cổng TTĐT Chính phủ nhằm tăng cường việc chia sẻ thông tin; vấn đề về kinh phí để thực hiện việc liên kết, tích hợp Cổng TTĐT các Bộ, ngành với Cổng TTĐT Chính phủ và các trang thông tin thành phần của Cổng; giải pháp kết nối, chia sẻ thông tin từ Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương với Cổng TTĐT Chính phủ; thống nhất về cơ quan quản lý, vận hành Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương.

Đề xuất làm rõ nội dung "Cổng thành phần"

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, ông Trần Tuấn Cường kiến nghị 5 nội dung:

Một là, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Cổng TTĐT Chính phủ làm rõ khái niệm: liên kết, tích hợp, Trang TTĐT thành phần, Cổng thành phần… Qua đó làm rõ mối quan hệ giữa Cổng TTĐT Chính phủ với Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương; mối quan hệ giữa Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương với các Trang TTĐT thành phần.

Riêng đối với khái niệm "Cổng thành phần", khái niệm này đã được đề cập tại Dự thảo Thông tư Quy định chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng, tuy vậy còn chưa rõ ràng. Đề nghị làm rõ nội dung: Cổng thành phần có sử dụng tên miền cấp 4 hay không và đưa ra quy định cụ thể về tên miền cho nội dung này.

Hai là, đề nghị Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thống nhất đơn vị quản lý, vận hành Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương vì chỉ tính riêng 18 Bộ của Chính phủ thì việc phân quyền quản lý, vận hành các Cổng TTĐT đã có sự khác biệt.

Ba là, đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về nguồn lực, kinh phí quản lý, vận hành Cổng TTĐT các Bộ, trong đo có kinh phí tạo lập thông tin và chi trả nhuận bút...

Bốn là, để việc kết nối Cổng TTĐT các cấp hiệu quả cần xác định nội dung thông tin chia sẻ, trong đó tập trung vào các tin tức, sự kiện về hoạt động của Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các tin tức, sự kiện nổi bật nên được chia sẻ tới Cổng TTĐT Chính phủ.

Xác định phương thức, công nghệ chia sẻ thông tin, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp hệ quản trị các Cổng, Trang TTĐT của Bộ, ngành, địa phương để hệ quản trị được đồng bộ, qua đó có thể chia sẻ thông tin một cách có hệ thống và dễ dàng, thuận tiện hơn.

Trung tâm thông tin Bộ LĐTB&XH đang xây dựng fanpage, trang facebook, zalo chia sẻ các thông tin về chỉ đạo điều hành trên các nền tảng mạng xã hội. Đề nghị Bộ TTTT và Cổng TTĐT Chính phủ - với vai trò là cơ quan thực hiện trước sẽ có các hướng dẫn để chúng tôi triển khai hiệu quả.

Năm là, với vai trò là đơn vị dẫn đầu về triển khai Cổng TTĐT, đề nghị Cổng TTĐT Chính phủ nghiên cứu, tham mưu để Chính phủ ban hành chính sách đặc thù đối với Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

11:15 ngày 12/08/2023

3 ý tưởng kết nối

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đăng Ngọc chia sẻ về ý tưởng kết nối các Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương - Ảnh VGP/Quang Thương

Đại diện cho doanh nghiệp công nghệ thông tin phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Công ty VCCorp Nguyễn Đăng Ngọc cho biết, về mặt dữ liệu, hệ sinh thái của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ lên đến 20 triệu người truy cập trên nền tảng web, còn trên các nền tảng như nền tảng Facebook thì trên 5 triệu, trên nền tảng Youtube thì trên 71 triệu. Điểm đặc biệt ở đây là vai trò của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đưa tin rất kịp thời và là thông tin chính thống, thông tin gốc như các báo cáo và đánh giá tại Hội nghị đã nêu. Có hàng trăm cơ quan báo chí trong nước luôn cập nhật, dẫn thông tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, chính vì thế mà thông tin đưa trên Cổng TTĐT Chính phủ không chỉ phục vụ cho độc giả truy cập trực tiếp mà còn thông qua các nền tảng báo chí của Việt Nam (quy mô có thể lên đến hàng chục triệu người dùng internet ở Việt Nam) truy cập trên hệ sinh thái của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, bao phủ đến hầu hết người dùng internet trên cả nước.

Xuất phát từ những thành tựu, kết quả thời gian qua, cá nhân tôi nghĩ đến việc tại sao chúng ta không cộng hưởng, tức là tại sao các nền tảng cổng thông tin diện tử của các bộ, ban, ngành không cộng hưởng với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để các nội dung muốn truyền tải được phủ một cách rộng nhất và nhanh nhất.

Từ nhiệm vụ và mục tiêu của các cổng thông tin là truyền thông chính sách do ban, nộ, ngành đưa ra, thông tin thời điểm hiện tại không còn là một chiều do cơ quan nhà nước đưa ra mà nó còn đến từ các nền tảng mạng xã hội, từ những người dân. Vai trò của cơ quan nhà nước là ứng xử với vấn đề nổi cộm trong xã hội như nào để giúp cho người dân tiếp cận thông tin chính thống nhất, kịp thời nhất, tránh việc suy diễn thông tin.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đăng Ngọc cho biết, VCCorp sẽ hỗ trợ Cổng trong việc triển khai kết nối - Ảnh VGP/Quang Thương

Do  quy mô cũng như độ phủ của Cổng thông tin điện tử của các ban, bộ ngành còn hạn chế, vậy làm sao để lan toả được. Muốn làm được điều đó chúng ta phải cộng tác với đơn vị có sức lan toả mạnh nhất, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ là một lựa chọn.

Về giải pháp kỹ thuật, vấn đề khó ở đây là triển khai và các cơ sở pháp lý như thế nào,  tôi xin đề xuất 3 ý tưởng, cụ thể: Một là kết nối thông qua Open API; hai là kết nối thông qua hệ thống Index dữ liệu và cuối cùng là kết nối thông qua Media Center tập trung.

Đối với phương thức kết nối thông qua Open API, tức là Cổng Thông tin điện tử Chính phủ mở các API để các cổng thông tin điện tử hiện có của các bộ, ngành có thể tích hợp vào. Ưu điểm của phương thức này là dữ liệu có thể liên thông, có thể sáng tạo và mở rộng. Phức tạp ở chỗ là đòi hỏi công nghệ. Sự thành công phụ thuộc vào sự quyết tâm cũng như sự sẵn sàng về mặt công nghệ hạ tầng của các đơn vị liên quan.

Ý tướng thứ hai là kết nối thông qua hệ thống Index dữ liệu, dễ triển khai nhất tức là tự động hàng ngày, hằng giờ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ quét thông tin từ các cổng của các bộ, ngành, sau đó thu thập, tổng hợp về. Nhược điểm của ý tưởng này là không phân biệt được tin quan trọng, tin nào cần lan toả một cách nhanh nhất, mạnh mẽ nhất. Điều này đòi hỏi cần có thêm cán bộ của bộ, ngành vào phân loại lại. Ý tưởng này cũng có nhược điểm nữa là lấy thông tin một chiều mà không có sự chia sẻ ngược lại và mở rộng thêm các công nghệ khác là rất khó.

Sau cùng là kết nối thông qua Media  Center tập trung, là sự kết hợp của 02 ý tưởng trên, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ xây dựng kho dữ liệu chung mà tất cả các Cổng TTĐT bộ, ngành có thể chia sẻ, cung cấp dữ liệu được. Cái này là hoàn hảo nhất, tuy nhiên sẽ tốn công, độ phức tạp công nghệ cũng cao hơn vù đồi hỏi lưu trữ, bảo mật, an toàn thông tin phức tạp hơn…

Theo VCCorp, nếu Cổng Thông tin điện tử Chính phủ quyết tâm triển khai thì bước đầu triển khai ý tưởng thứ 2 sau đó sẽ bàn đến ý tưởng thứ 3, VCCorp sẽ hỗ trợ Cổng trong việc triển khai.

11:28 ngày 12/08/2023

Cần đi hai chân

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 1.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm trao đổi với các đại diện Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh VGP/Quang Thương

Trả lời, làm rõ các vấn đề mà các đại biểu quan tâm, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh tiềm năng rất lớn của Cổng TTĐT trong việc truyền thông chính sách, cung cấp thông tin nguồn.

Thứ trưởng cho biết: Chúng ta nhìn vào tình hình của các Bộ, ngành khác nhau, có thể thấy một số Cổng TTĐT hình thành từ công nghệ là chủ yếu, có đơn vị lại hình thành từ truyền thông. Để giải quyết câu chuyện này, chúng ta cần "đi hai chân", như thế mới có nguồn lực.

Giải đáp vướng mắc của các Cổng TTĐT Bộ, ngành về Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 42, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết, Thông tư do Cục Chuyển đổi số Quốc gia xây dựng và đã lấy ý kiến các Bộ, ngành công khai từ tháng 6/2023.

"Hiện tại, chúng tôi đang chuẩn bị thực hiện công tác tổng hợp, tiếp thu và ban hành, rất mong các đồng chí quan tâm và tiếp tục đóng góp để làm rõ các nội dung.

Chúng tôi cho rằng, bản chất cốt lõi và sự cần thiết của việc kết nối các Cổng TTĐT là hướng tới sự nhận biết, sự trải nghiệm của người dân. Người dân không thể nhớ được tất cả Cổng của các Bộ, ngành. Người dân có xu hướng là mong muốn tìm được tất cả các thông tin mình quan tâm trên một Cổng. Cổng trình bày tốt đến mấy cũng không thể trình bày, tích hợp được tất cả. Chúng ta tôn trọng sự đa dạng khác biệt trong cách thức trình bày và cung cấp thông tin của các Cổng TTĐT nên Dự thảo Thông tư chỉ rõ những gì có thể thống nhất những gì có thể khác biệt".

Cổng TTĐT phải là nơi người dân dễ nhận biết, trên đó có thể có các Cổng dữ liệu. Khi tìm kiếm, Cổng dữ liệu sẽ liên kết với cơ sở dữ liệu của các ngành, ví dụ như dữ liệu việc làm của Bộ LĐTB&XH, dữ liệu Bảo hiểm y tế của Bộ Y tế... Chúng ta chọn những dữ liệu người dân quan tâm để đưa lên.

Như vậy, chúng ta sẽ có một Cổng to, trong đó có thông tin, có những tính năng, công cụ cho phép người dân tương tác và có cả Cổng thành phần, Cổng dữ liệu để người dân có thể theo dõi dữ liệu "sống". Như Cổng TTĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) có cơ sở mục đấu thầu. Chúng ta có dữ liệu sống về đầu tư công. Chúng ta cũng thấy có dữ liệu về xếp hạng các địa phương về tiến độ giải ngân.

Còn việc chúng ta phải tích hợp về một Cổng thì không có nghĩa là Cổng này quan trọng hơn Cổng kia, mà xuất phát từ trải nghiệm của người dân.

Một vấn đề nữa là Thông tư bổ sung những tiêu chuẩn để chúng ta hỗ trợ những người khuyết tật - những người thuộc nhóm yếu thế không có điều kiện tiếp cận, sử dụng sản phẩm dịch vụ công trên môi trường mạng cũng như những thông tin mà chúng ta cung cấp trên Cổng.

Vấn đề nữa là hướng dẫn kết nối với hệ thống giám sát chung của Bộ TTTT. Đây là hệ thống giám sát đo lường mức cung cấp dịch vụ Chính phủ số, đo lường mức độ truy cập và những thông tin khác của Cổng Thông tin dịch vụ và Cổng dịch vụ công. Hệ thống này các đồng chí đều biết Bộ TTTT đã xây dựng và vận hành khoảng 2 năm nay.

Hệ thống này về bản chất là phần chìm của tảng băng, làm phần lưu trữ dữ liệu về hành vi người dùng, thậm chí có thể sau này chúng ta cho phép định danh xác thực. Chúng ta biết được những kiến nghị, bình chọn… đến từ đâu. Việc này chúng ta phải kết nối để hình thành một cơ sở dữ liệu đánh giá thực sự về hiệu năng của các Cổng TTĐT của các cơ quan nhà nước.

Cung cấp thông tin cũng là một dạng của dịch vụ công

Về cơ chế, vướng nhất là con người và kinh phí. Về con người, Chỉ thị 07 về chế độ chính sách của Thủ tướng khi giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành thì có 1 mục giao nhiệm vụ cho Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ TTTT xây dựng vị trí việc làm cho công tác truyền thông chính sách. Từ vị trí này, sau đó mới tính toán biên chế và việc này chúng tôi đã đưa vào kế hoạch để làm và xây dựng được vị trí việc làm. Chúng ta không có vị trí việc làm thì chúng ta cũng không tuyển được người.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 2.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, việc cung cấp thông tin cũng là một dạng của dịch vụ công mà nhà nước cần phải mua dịch vụ công này - Ảnh VGP/Quang Thương

Sau này, chúng ta hướng tới là hưởng lương theo vị trí việc làm thì vị trí việc làm là điều kiện cần. Sau đó mới nói đến việc khác, mới có đào tạo tương ứng đi kèm.

Về vấn đề kinh phí, nhuận bút, Thông tư về định mức chỉ áp dụng cho báo chí và đang trong quá trình sửa đổi.

Chúng tôi cũng đã nhận được kiến nghị của các địa phương và các cơ quan. Chúng tôi cũng đề nghị tích hợp các Cổng vào nội dung này vì mức lao động như nhau, định mức kỹ thuật… như nhau. Đó là một tiếp cận để xử lý và chúng tôi đang tiếp thu.

Nhưng gốc của vấn đề là hiện nay Bộ TTTT đã trình lên Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi Quyết định 1295/QĐ-TTg về danh mục sự nghiệp công sử ngân sách nhà nước trong ngành TTTT. Dự thảo Quyết định bổ sung 2 dịch vụ:

1-Dịch vụ đưa thông tin báo chí lên không gian mạng. Chúng ta không phải sản xuất, viết bài, phát triển trang web, kênh phát thanh, kênh truyền hình mà chúng ta đưa lên không gian mạng. Chúng ta phải tính loại hao phí phát sinh như băng thông, đường truyền, máy chủ…

2-Dịch vụ cung cấp thông tin tuyên truyền thiết yếu trên không gian mạng (không có chữ báo chí). Có nghĩa thông tin tuyên truyền thiết yếu được sản xuất, cung cấp trên không gian mạng thì việc sản xuất đó phải được tính chi phí. Vậy áp dụng cho nó định mức kinh tế, kỹ thuật nào. 

Chúng tôi nghĩ việc cung cấp thông tin cũng là một dạng của dịch vụ công mà nhà nước cần phải mua dịch vụ công này. Đây là hướng để tháo gỡ vấn đề cơ chế chính sách.

Chúng tôi rất mong các đồng chí tiếp tục đóng góp vào Dự thảo Thông tư và đang lấy ý kiến để Bộ TTTT sớm hoàn thiện. Thời gian tới đây, khi ý kiến của các đồng chí về sửa đổi Thông tư về định mức kỹ thuật cho vấn dề sản xuất tin tức hoặc các sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thuộc diện thông tin tuyên truyền thiết yếu, các đồng chí cố gắng đóng góp để chúng ta mở rộng thêm đối tượng điều chỉnh của Thông tư này để cho nó công bằng hơn với đội ngũ làm Cổng TTĐT so với đội ngũ làm các truyền thông khác. 

11:36 ngày 12/08/2023

Giải quyết kịp thời và nhanh nhất các tồn tại, hạn chế

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP phát biểu kết luận Hội nghị - Ảnh VGP/Quang Thương

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nêu rõ: Trong sáng nay, "Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng TTĐT các bộ, ngành" đã thành công tốt đẹp, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến trao đổi thẳng thắn, trách nhiệm và tâm huyết, đặc biệt là các kiến nghị, đề xuất rất thiết thực, cần thiết.

Chúng ta thống nhất công tác thông tin và truyền thông thời gian qua đã đóng góp rất nhiều trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính sách, trong công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực. Qua ý kiến phát biểu, chúng ta khẳng định, Cổng TTĐT Chính phủ và Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương là địa chỉ cung cấp thông tin trực tuyến rất quan trọng; không những là tiếng nói, cầu nối giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp mà còn vai trò quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt liên quan đến cung cấp các thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trong đó, công tác truyền thông chính sách, công tác xây dựng Đảng, công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng tiêu cực… đã được sự đóng góp rất lớn của Cổng TTĐT các Bộ, ngành, địa phương trong công tác thông tin, tuyên truyền.

TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành - Ảnh 2.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cảm ơn UBND tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng UBND tình Quảng Ninh cùng các sở, ban, ngành; các đồng chí đại diện các Bộ, ngành và Cổng TTĐT các bộ, ngành đã tham dự để hội nghị thành công tốt đẹp - Ảnh VGP/Quang Thương

Tuy nhiên, qua thảo luận thấy rằng còn nhiều tồn tại, hạn chế thời gian tới cần khắc phục sớm nhất, đặc biệt các kiến nghị, đề xuất của các Bộ, ngành. Tôi đề nghị Cổng TTĐT tập hợp kiến nghị, đề xuất, những tham luận của các Bộ, ngành, từ đó tổng hợp lại thành từng nhóm vấn đề để kiến nghị các cấp có thẩm quyền, với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp giải quyết vấn đề kịp thời và nhanh nhất.

Thay mặt Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cảm ơn UBND tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng UBND tình Quảng Ninh cùng các sở, ban, ngành; các đồng chí đại diện các Bộ, ngành và Cổng TTĐT các bộ, ngành đã tham dự để hội nghị thành công tốt đẹp.

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/tong-thuat-hoi-nghi-dau-tien-giua-cac-cong-ttdt-bo-nganh-102230812072828677.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TỔNG THUẬT: Hội nghị đầu tiên giữa các Cổng TTĐT Bộ, ngành
    POWERED BY ONECMS & INTECH