Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có báo cáo UBND TP.HCM về tình hình xử lý dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong đó có 62 dự án không đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Theo đó, tại địa bàn TP.HCM hiện nay Sở đang thụ lý khoảng 117 hồ sơ, trong đó có 62 dự án không đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại do dự án không có đất ở hoặc không nhận chuyển nhượng toàn bộ đất ở dựa trên Quy định 2014. Sau quá trình thẩm định hồ sơ dự án, Sở đã phân loại các dự án bất động sản thành 2 nhóm chính.
2 nhóm dự án
Đối với nhóm thứ nhất, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM không chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án này bởi không đáp ứng điều kiện để được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án nhà ở theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Nhà ở. Bên cạnh đó, thông tin cho nhà đầu tư được biết về việc không tiếp tục xử lý hồ sơ theo đề nghị của nhà đầu tư.
Những dự án thuộc nhóm kiến nghị trên có thể kể đến gồm: Khu thương mại kết hợp căn hộ (1,58 ha) có chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thương mại Hậu Giang; Khu nhà ở thấp tầng Nam Khang (6,5 ha) do Công ty CP Bất động sản Nam Khang làm chủ đầu tư; Khu phức hợp Trường Phước Lộc (7,1 ha) có chủ đầu tư là Công ty CP Bất động sản Trường Phát Lộc; Văn phòng đại diện, nhà khách tỉnh Hậu Giang; dự án Khu nhà ở An Phú (6,1 ha) do Công ty CP Địa ốc Thủ Thiêm làm chủ đầu tư; khu nhà ở tại phường Bình Trị Đông B quận Bình Tân (2,5 ha) do Công ty CP Phát triển Hoa Lâm làm chủ đầu tư; dự án Khu căn hộ Điền Phúc Thành, Dự án Khu dân cư CityLand (6,6ha) do Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố làm chủ đầu tư…
Đánh giá về các dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM, ông Lê Hữu Nghĩa – Giám đốc Công ty Lê Thành chia sẻ, hiện này dự án nhà ở thương mại tại thành phố đã gặp vướng về pháp lý trong suốt 5 – 7 năm, thậm chí lên đến cả hàng trăm dự án. Hàng loạt dự án vì gặp vấn đề này mà chưa có biện pháp tháo gỡ đã gây ra việc tăng vốn lên hàng trăm tỷ đồng, đặc biệt là những dự án có vị trí đắc địa đội vốn lên đến cả nghìn tỷ đồng. Do đó, những vướng mắc về pháp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn bị nghẽn.
Mặt khác, còn có 55 dự án đang được xem xét xử lý chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định. Trong đó có 3 dự án gặp vướng mắc pháp luật, 3 dự án được cơ quan có thẩm quyền thanh tra và 49 dự án gặp vướng thuộc thẩm quyền xem xét của thành phố..
Đối với nhóm thứ hai, 50 dự án được đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư và chia ra nhiều nhóm nhỏ, trong đó có 19 dự án gặp vướng về quy định pháp lý, 31 dự án gặp vướng mắc trong quá trình rà soát pháp lý, 19 dự án đang chờ giải quyết và 5 dự án đang lấy ý kiến cơ quan chức năng và chưa xác định được những khó khăn.
Theo ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, việc hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, hầu hết đều liên quan đến vấn đề pháp luật như xác định giá đất, giải phóng mặt bẳng, đấu giá quyền sử dụng đất... Đáng chú ý, việc xác định giá đất thị trường chiếm đến hơn 50% vướng mắc trong các dự án.
Tháo gỡ các điểm nghẽn
Đối với những dự án gặp vướng mắc về việc xử lý đất do nhà nước trực tiếp quản lý, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị UBND TP.HCM giao các Sở sớm đưa ra bộ tiêu chí để xem xét việc tách thửa độc lập nhằm tạo cơ sở giao phần diện tích đất được nhà nước quản lý trong ranh dự án theo Nghị định số 148.
Đối với những dự án gặp khó khăn do chưa nằm trong kế hoạch phát triển nhà ở thành phố, Sở KHĐT kiến nghị UBND TP.HCM giao cho Sở Xây dựng rà soát quy định pháp luật liên quan nhằm đưa ra ý kiến xác định rõ về việc dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư thì dự án phải thuộc trong danh sách dự án nhà ở ban hành cùng kế hoạch phát triển nhà ở thành phố, hay chỉ cần đánh giá mức độ phù hợp trong quá trình thực hiện dự án.
Trong trường hợp dự án buộc phải có trong danh mục dự án nhà ở ban hàng kèm theo kế hoạch phát triển nhà ở thành phố, Sở cũng kiến nghị UBND TP giao Sở Xây dựng phối hợp để cập nhật tình hình các dự án theo đình kỳ mỗi quý.
Bên cạnh đó, đối với các dự án này Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chờ kết luận của các cơ quan chức năng đối với dự án đang thanh tra, sau đó sẽ tiếp tục xem xét xử lý. Các sở ngành liên quan phối hợp xử lý theo chức năng nhiệm vụ nhằm giải quyết vấn đề mà các dự án gặp vướng thuộc thẩm quyền xem xét của thành phố.
Đối với nhóm thứ 2, các dự án có nguồn gốc từ việc chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa, có giao phần diện tích đất do nhà nước quản lý nhưng đã được nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở KHĐT kiến nghị UBND TP.HCM giao Sở TNMT phối hợp cùng các sở ngành có cơ sở pháp lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ dựa trên phương hướng xem xét để tiếp tục triển khai dự án. Ngoài ra còn giao cho UBND TP xác định lại giá trị quyền sử dụng đất nhằm yêu cầu nhà đầu tư thực thi nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) để tránh thất thoát tài sản nhà nước.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, dự án nhà ở thương mại cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, phù hợp với chủ trương của Đảng. Cùng với đó, đề nghị không quy định về các loại đất được sử dụng làm dự án xây dựng nhà ở thương mại trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) ; đề nghị Chính phủ chỉ đạo Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) phối hợp chặt chẽ với Cơ quan để thống nhất về loại đất được sử dụng làm dự án nhà ở thương mại trong Luật Đất đai, bảo đảm phù hợp với các trường hợp thu hồi đất tại Điều 54 của Hiến pháp và Nghị quyết số 18-NQ/TW, tháo gỡ các điểm nghẽn về xung đột pháp luật hiện nay, khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Hơn 43.000 căn nhà tại các dự án nhà ở thương mại TPHCM được cấp sổ hồng
Từ tháng 4/2025, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp được chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại