TP. HCM xây dựng điểm check-in mới toanh tại cây cầu biểu tượng lịch sử 135 năm tuổi
Dự án điểm check-in này có tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng, nằm ở trung tâm quận 1.
Bến Bạch Đằng nằm ở quận 1 TP. HCM là một trong những địa điểm quen thuộc của người dân Sài Gòn, sắp có một diện mạo hoàn toàn mới. Theo đó, công trình chỉnh trang Bến Bạch Đằng có mục tiêu tạo thêm không gian xanh và giao thông thủy. Tổng chi phí cải tạo và xây dựng được ước tính hơn 1.000 tỷ đồng. Chủ đầu tư là chính quyền TP. HCM, với các hạng mục được thi công từ năm 2022 và hoàn thành vào năm 2023.
Nằm ở quận 1, công trình được chỉnh trang với diện tích khoảng 23.400m2, bao gồm công viên và bến cảng trải dài 1,3km dọc theo sông Sài Gòn. Đây là điểm kết hợp giữa quá khứ lịch sử và không gian hiện đại, với các hoạt động như đi buýt sông, chụp ảnh, và trải nghiệm nhà hàng trên thuyền.
Trong quy hoạch dự án này, UBND TP. HCM sẽ bổ sung một điểm check-in mới. Sở GTVT TP. HCM vừa công bố kế hoạch cải tạo cầu bến B - Ba Son, sẽ được "hô biến" thành một không gian xanh mát, nơi người dân có thể thư giãn và ngắm nhìn dòng sông Sài Gòn. Cầu bến sẽ được trang bị đầy đủ tiện ích như lối vào dành cho hành khách, lan can bảo vệ, nhà chờ với kết cấu lắp ghép, nhà vệ sinh, bãi đỗ xe máy và hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời.
>> Chủ đầu tư dự án khu dân cư 'sóng gió' tại Nha Trang bị phạt hơn nửa tỷ đồng
Ngoài ra, không gian bến sẽ được tô điểm thêm bằng cây xanh, chậu kiểng và các mảng xanh nhằm tạo ra môi trường mỹ quan dễ chịu.
Sở GTVT đã đưa ra hai phương án kiến trúc cho cầu bến B - Ba Son. Hai phương án này đều nhấn mạnh vào việc nâng cấp chất lượng hạ tầng và không gian công cộng, đáp ứng nhu cầu di chuyển và tham quan của người dân.
Điểm khác biệt chính nằm ở thiết kế mái che của nhà chờ, một phương án sử dụng mái bằng đơn giản, trong khi phương án còn lại lại mang đến một thiết kế mái che nghệ thuật, độc đáo hơn.
Dự án điểm check-in này có tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng, được tài trợ bởi nhà đầu tư. Sau khi hoàn thành, cầu bến sẽ được bàn giao cho UBND quận 1 quản lý và khai thác. Nhà đầu tư cũng sẽ được ưu tiên khai thác một phần cầu bến cho hoạt động đón trả khách và quảng cáo.
Cầu bến B - Ba Son được đưa vào sử dụng từ năm 1888. Cảng Ba Son với hệ thống cầu tàu gồm hệ thống cần cẩu, ròng rọc trong công nghệ đóng, sửa tàu một thời là biểu tượng của công nghiệp thành phố mang tên Bác. Không những vậy, đây còn là nơi phát tích của cách mạng với cuộc nổi dậy của công nhân Ba Sơn.
Đến năm 2019, hệ thống cầu tàu hơn 135 năm tuổi này bị đổ sập hoàn toàn xuống sông Sài Gòn. Một cây cầu được thay thế (còn được gọi là cầu Thủ Thiêm 2) và khánh thành thông xe năm 2022. Cây cầu dây văng mới với kiến trúc đẹp được đầu tư với 3.100 tỷ đồng trở thành biểu tượng của TP. HCM.
>> Khẩn trương kiểm tra vụ đất 'chưa sạch', cho thuê chồng chéo vẫn mang đi đấu giá