Chứng khoán

Tròn 1 năm áp dụng giải pháp T+1,5, kịch bản VN-Index giảm mạnh có lặp lại?

Đức Hậu 29/08/2023 12:31

Phiên 29/8/2022, VN-Index rút chân giảm 12 điểm trước áp lực bán lớn ở nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng.

Ngày này năm trước, VN-Index giảm 12 điểm và đóng cửa tại mức 1.270,8 điểm. Nếu không có lực cầu bắt đáy cuối phiên, chỉ số thậm chí đã giảm tới 31 điểm.

Đáng phiên, phiên 29/8/2022 cũng mở màn cho một nhịp điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán khiến VN-Index giảm 400 điểm về đáy 874 điểm chỉ hơn 2 tháng sau đó.

Đáng chú ý, đây cũng là phiên thị trường chính thức áp dụng giải pháp giao dịch T+1,5 thay thế hình thức cũ (có nghĩa nhà đầu tư có giao dịch chứng khoán ngày 25/8/2022 được được chứng khoán, tiền trước 13h ngày 29/8/2022 (ngày T+2) và có thể thực hiện mua, bán chứng khoán ngay trong phiên chiều cùng ngày).

Đóng cửa phiên này, VN-Index rút chân giảm 12 điểm. Sàn HOSE có 399 mã giảm và chỉ 73 mã tăng.

Thanh khoản thị trường tăng nhanh trong phiên chiều, đặc biệt sau khi VN-Index giảm dưới ngưỡng 1.250 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh toàn phiên trên cả 3 sàn đạt hơn 1 tỷ đơn vị - tương ứng giá trị 24.351 tỷ đồng - tăng 30% so với phiên trước đó. Giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE ghi nhận 18.800 tỷ đồng.

Bất động sản là nhóm tiêu cực nhất thị trường khi giảm gần 4,6 điểm. Các cổ phiếu chỉnh sâu và gây áp lực lên VN-Index có VIC, VHM, NVL, GVR, PDR,... Nhóm cổ phiếu vua cũng là tác nhân chính khiến thị trường giảm mạnh với 25/27 mã giảm giá.

Kịch bản có lặp lại sau 1 năm?

zacc.png

Kết phiên sáng 29/8/2023, VN-Index từ trạng thái tăng gần mốc 1.210 điểm bất ngờ chịu áp lực điều chỉnh sau 11h và giảm 2 điểm.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng đang giảm giá trong đó có HDB, STB, SSB, TPB, TCB, VIB, ACB; cổ phiếu VRE giảm 1,5%, VIC cũng đảo chiều giảm 1,5% và VNM giảm 1,9% trở thành áp lực chính khiến thị trường giảm điểm.

Tạm thời, phe mua bán trên các sàn đang khá cân bằng. Lực mua thậm chí thắng thế ở nhóm bất động sản với sắc xanh của PDR, TCH, KBC, NVL, HQC, ITA, NRC, DPG,...

Thực tế, thời điểm trước nghỉ lễ 2/9 thường là giai đoạn thị trường trầm lắng với thanh khoản thấp. Dòng tiền có thể được rút một phần phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí kỳ nghỉ lễ của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, bối cảnh của 1 năm trước và hiện tại là hoàn toàn khác biệt với mấu chốt là chính sách tiền tệ và câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp.

Nhận định thị trường phiên hôm nay, Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), VN-Index có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh và giằng co quanh mức 1.200 điểm. Thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên rủi ro ngắn hạn giảm và dòng tiền có thể xảy ra tình trạng phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong những phiên giao dịch tới.

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh cho thấy các nhà đầu tư đã lạc quan hơn với diễn biến thị trường hiện tại.

"Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung được nâng lên mức trung tính và dòng tiền có dấu hiệu lan tỏa sang nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Do đó, trong ngắn hạn, các nhà đầu tư có thể xem xét tăng dần tỷ trọng cổ phiếu", YSVN nhận định.

Trong khi đó, các chuyên gia Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá, về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index phục hồi tốt trong phiên 28/8 và hình thành nến xanh tăng điểm. 2 chỉ báo quan trọng là RSI và MACD đều đang hướng lên tích cực cho thấy thị trường vẫn sẽ duy trì đà phục hồi.

Với diễn biến hiện tại, VN-Index vẫn sẽ duy trì xu hướng phục hồi, quay trở lại để bám sát đường trung bình động MA20 tương ứng với vùng điểm 1.210 trước khi có rung rắc.

Xem thêm: 3 thành viên nhóm VIETUR trúng thêm gói thầu hơn 9.000 tỷ tại dự án sân bay Tân Sơn Nhất

Cổ phiếu họ Vin đồng loạt giảm, VN-Index thoát hiểm nhờ nhóm ngân hàng

3 thành viên nhóm VIETUR trúng thêm gói thầu hơn 9.000 tỷ tại dự án sân bay Tân Sơn Nhất

Thận trọng với cổ phiếu gạo VSF - doanh nghiệp có gần 1.300 tỷ đồng nợ xấu

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tron-1-nam-ap-dung-giai-phap-t15-kich-ban-vn-index-giam-manh-co-lap-lai-198564.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tròn 1 năm áp dụng giải pháp T+1,5, kịch bản VN-Index giảm mạnh có lặp lại?
POWERED BY ONECMS & INTECH