Việc làm

Trồng loại cây không tốn công - ít sâu bệnh - vốn đầu tư thấp trên đất cằn, nông dân Thanh Hóa nhẹ nhàng thu 700 triệu đồng mỗi năm

Bảo Linh 27/07/2025 18:00

Loại cây từng bị xem là “nhàn quá không có ăn” đang giúp một nông dân miền núi Thanh Hóa đổi đời.

Nằm nép mình dưới chân núi, làng Trô (xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) từng là vùng đất hoang vắng, đất đai bạc màu, người dân quanh năm lam lũ với những cây trồng truyền thống nhưng bấp bênh đầu ra. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, nơi này đã khoác lên mình màu xanh mát rượi của hàng vạn gốc cau thẳng tắp. Nhân tố mở đường cho sự chuyển mình này là ông Hà Văn Dũng, một nông dân người Mường với tư duy chuyển đổi táo bạo.

Từng trải qua nhiều năm loay hoay với chanh, cam, vải, mía, gấc… nhưng đều thất bại, ông Dũng rút ra một bài học lớn: cây trồng không chỉ cần hợp đất, hợp khí hậu mà còn phải có đầu ra ổn định. Thời điểm khó khăn nhất, ông đã phải mang từng rổ gấc, túi chanh bắt xe khách xuống thành phố rao bán, vừa tủi cực vừa bấp bênh.

Năm 2006, sau nhiều lần quan sát thị trường dược liệu và nông sản, ông quyết định thử nghiệm 1.200 gốc cau, loại cây ít người trồng trong vùng vì bị cho là “nhàn mà không có ăn”. Sau 5 năm, dù năng suất chưa cao, nhưng tín hiệu tích cực từ việc bán được cau ngay tại vườn với giá ổn định đã khiến ông Dũng quyết định mở rộng diện tích. Từ năm 2017 đến 2019, ông nâng tổng số cây lên 14.000 gốc trên diện tích hơn 5 ha. Hiện tại, hơn 7.000 cây đã cho thu hoạch ổn định mỗi năm.

Trồng loại cây không tốn công - ít sâu bệnh - vốn đầu tư thấp trên đất cằn, nông dân Thanh Hóa nhẹ nhàng thu 700 triệu đồng mỗi năm
Nông dân làng Trô đổi đời khi chuyển sang trồng cau. Ảnh minh họa

>> Nông dân Hậu Giang 'liều lĩnh' trồng loại cây trái vụ thấp lè tè, kết quả sản lượng cả tấn, đút túi hàng trăm triệu đồng

Không chỉ trồng cau lấy quả, ông Dũng còn phát triển thêm vườn ươm giống. Ban đầu chỉ để phục vụ trồng mới, nhưng khi nhiều người trong làng đến hỏi mua, ông chuyển hướng chuyên nghiệp hóa khâu nhân giống. Năm 2024, ông xuất ra thị trường tới 30.000 cây cau giống, với giá trung bình 25.000 đồng/cây. Cùng với 5 tấn cau quả bán ra thị trường, tổng thu nhập của ông năm đó đạt xấp xỉ 700 triệu đồng.

Ông còn tận dụng thân cau để trồng xen 600 gốc cốt toái bổ, một loại cây thuốc quý được thương lái thu mua với giá 30.000 đồng/kg củ, giúp tăng thêm nguồn thu mà không tốn thêm diện tích đất.

Từ mô hình trồng cau của ông Dũng, hàng chục hộ dân tại làng Trô đã làm theo. Một trong những người tiên phong là ông Hà Văn Oanh (sinh năm 1964), trước đây trồng mía và keo nhưng gặp khó khăn do tuổi cao sức yếu. Sau khi chuyển sang trồng 2.600 gốc cau, cuộc sống của gia đình ông nhẹ nhàng hơn, không cần lao động nặng mà vẫn có thu nhập ổn định.

Hiện tổng diện tích cau toàn làng đã vượt 20 ha, biến vùng đất trống đồi trọc ngày nào thành những rừng cau mướt mát. Ông Dũng không chỉ bán giống mà còn tận tình hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc, xử lý sâu bệnh. Ông còn sẵn sàng hỗ trợ thuê máy bay không người lái phun thuốc khi dịch bệnh xuất hiện, khẳng định vai trò hạt nhân lan tỏa tinh thần hợp tác trong cộng đồng.

>> Trồng loại cây quen thuộc giúp người dân tại một thôn ở Thanh Hoá có thu nhập gấp 10 lần trồng lúa

Nông dân Đắk Lắk trồng loại cây cao vút tưởng chỉ làm hàng rào, từ 4ha mà kiếm tiền tỷ: Hàng xóm xung quanh phục lăn

Nông dân Ninh Bình trồng loại cây ra quả hương thơm ngát, vỏ vàng đẹp, vị ngon giòn: Vừa được mùa lại được giá, bán lãi 300 triệu đồng/1ha

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trong-loai-cay-khong-ton-cong-it-sau-benh-von-dau-tu-thap-tren-dat-can-nong-dan-thanh-hoa-nhe-nhang-thu-700-trieu-dong-moi-nam-297663.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trồng loại cây không tốn công - ít sâu bệnh - vốn đầu tư thấp trên đất cằn, nông dân Thanh Hóa nhẹ nhàng thu 700 triệu đồng mỗi năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH