Quốc tế

Trung Quốc chi tiền "khủng" để khai thác "kho báu" có trữ lượng 120 triệu tấn/năm

Phương Nhi 30/10/2023 - 09:06

Được biết, dự án này thuộc Sáng kiến “​​Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Trung Quốc chi tiền

Theo SCMP, một mỏ quặng sắt khổng lồ chưa được khai thác ở Tây Phi đã lọt vào danh sách ưu tiên của Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào quặng sắt từ Australia và Brazil.

Dãy núi Simandou dài 110 km (68 dặm) nằm tại phía Đông Nam Guinea, là nơi có trữ lượng quặng sắt chất lượng cao chưa được khai thác lớn nhất thế giới, với công suất sản xuất hàng năm dự kiến ​​là 120 triệu tấn.

Mới đây, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới China Baowu đã ký thỏa thuận phát triển hai lô mỏ tại Simandou.

Khi nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại, quốc gia này trở nên rất chọn lọc trong việc tài trợ cho các dự án thuộc Sáng kiến “​​Vành đai và Con đường”. Nhưng ngành xây dựng – vốn tiêu thụ một lượng lớn thép và nhôm – vẫn nhận được phần lớn nguồn tài chính.

Trung Quốc chi tiền

Tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ ba (BRF 3) khai mạc tại Thủ đô Bắc Kinh mới đây, mỏ Simandou nằm trong số những dự án đầu tư khai thác mỏ hàng đầu trong danh sách các dự án hợp tác của Trung Quốc.

Các dự án khai thác khác của Trung Quốc bao gồm giai đoạn hai của mỏ đồng và coban Kamoa ở Cộng hòa Dân chủ Congo, dự án mỏ kali Kururi ở Eritrea và các dự án lithium 3Q và Cauchari-olaroz, cả hai đều ở Argentina.

Trữ lượng quặng sắt Simandou ở Guinea nổi bật vì quy mô khổng lồ và mục tiêu địa chính trị của Trung Quốc là giảm sự phụ thuộc vào Australia. Theo công ty môi giới tàu biển Banchero Costa, khoảng 69% nguồn cung quặng sắt của Trung Quốc năm ngoái đến từ Australia, gấp hơn ba lần so với Brazil ở vị trí thứ hai.

Việc phát triển dự án Simandou đã bị đình trệ trong nhiều năm do tranh chấp quyền sở hữu và thiếu cơ sở hạ tầng hỗ trợ, chẳng hạn như tuyến đường sắt để vận chuyển quặng từ vùng núi xa xôi của Guinea đến cảng biển để xuất khẩu.

Bất ổn chính trị ở Guinea đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến độ khai thác, sau cuộc đảo chính quân sự vào tháng 9/2021 lật đổ cựu tổng thống Alpha Condé. Ngay sau đó, chính quyền cầm quyền đã đình chỉ các hoạt động khai thác mỏ tại Simandou.

Tuy nhiên, sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với siêu dự án này đã khiến các công ty quyết định đặt cược lớn hơn, đồng ý tài trợ cho việc phát triển các mỏ và cơ sở hạ tầng, bao gồm cả tuyến đường sắt và cảng.

Vào tháng 3 năm ngoái, chính quyền cầm quyền của Guinea đã đạt được thỏa thuận với Tập đoàn khổng lồ Rio Tinto của Anh và Úc và một tập đoàn được Bắc Kinh hậu thuẫn. Thỏa thuận nhằm tiếp tục triển khai các hoạt động khai thác tại Simandou, sau khi các tranh chấp về cơ sở hạ tầng được giải quyết.

Kể từ tháng 7 năm nay, chính phủ chuyển tiếp Guinea đã ký một loạt thỏa thuận với các đối tác nêu trên để phát triển mỏ, cũng như xây dựng tuyến đường sắt xuyên Guinea dài 650km và cảng ở thủ đô Conakry để đưa hoạt động khai thác quặng đến gần hơn với thực tế.

Liz Gao, nhà phân tích cấp cao về quặng sắt tại công ty tư vấn hàng hóa CRU Group, cho biết chi phí vốn của dự án quặng sắt Simandou ước tính lên tới 20 tỷ USD và giá để hòa vốn cho mỏ sẽ là 70USD/tấn trong thời gian đầu và 60 USD/tấn khi sản xuất hết công suất.

Các nhà quan sát cho rằng quặng sắt Guinea sẽ giúp Trung Quốc đa dạng hóa các nhà cung cấp để tránh sự phụ thuộc quá mức vào Australia, trong bối cảnh mối quan hệ căng thẳng trong những năm gần đây. Đồng trời, thể hiện nỗ lực của Trung Quốc nhằm đạt được an ninh tài nguyên và khử cacbon trong chuỗi giá trị thép vì Simandou cung cấp quặng chất lượng cao hơn.

Lauren Johnston, nhà nghiên cứu Trung Quốc - Châu Phi tại Viện Quan hệ Quốc tế Nam Phi ở Johannesburg, cho biết mục tiêu của Trung Quốc trong khoản đầu tư khổng lồ vào Simandou là phát triển quặng chất lượng cao hơn.

Bà cho biết cảng nước sâu Lekki do Trung Quốc xây dựng ở Nigeria có thể giúp việc vận chuyển quặng sắt từ Guinea và các nước Tây Phi khác đến châu Á trên các tàu container khổng lồ trở nên khả thi hơn. Từ đó giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa.

Bà cho biết vì Zimbabwe sắp khánh thành nhà máy thép lớn nhất châu Phi nên có lẽ một số quặng từ Simandou cũng sẽ được đưa đến đó. Tập đoàn thép khổng lồ Tsingshan Holding Group của Trung Quốc đang xây dựng một nhà máy sắt thép trị giá 1 tỷ USD ở Zimbabwe thông qua công ty con Dinson Iron and Steel.

Gao của CRU Group nhấn mạnh mục tiêu của Trung Quốc là đa dạng hóa các nhà cung cấp quặng sắt để tránh sự phụ thuộc vào Australia và Brazil, những quốc gia chiếm 82% xuất khẩu quặng sắt bằng đường biển toàn cầu.

Bà cho biết mặc dù nhu cầu về quặng cấp thấp hiện nay đang cao, nhưng mục tiêu khử cacbon của ngành thép sẽ dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng đối với quặng chất lượng cao hơn.

Gao cho biết: “Simandou sẽ là một lựa chọn tốt với công suất xuất khẩu quặng cao cấp 120 triệu tấn mỗi năm”.

Vào tháng 9, Tập đoàn Thép Baowu Trung Quốc đã ký thỏa thuận với Winning Consortium Simandou (WCS) do Trung Quốc hậu thuẫn để cùng phát triển lô 1 và 2 ở khu vực phía Bắc của dự án Simandou, cùng với các dự án cơ sở hạ tầng liên quan.

Khoản đầu tư từ Baowu Trung Quốc vào quặng sắt Guinea cho thấy nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc có mối quan tâm mạnh mẽ đến cả khu vực phía Nam và phía Bắc của Simandou.

Đồng thời nhấn mạnh vẫn cần nhiều khoản đầu tư hơn từ các bên liên quan của Trung Quốc bao gồm Rio Tinto và WCS. “Xét cho cùng, đây là khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất từng thấy ở châu Phi và có rất nhiều rủi ro phía trước đối với các bên liên quan và nhà đầu tư”.

Quyền đối với các lô phía Nam 3 và 4 của mỏ Simandou do Rio Tinto, nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới nắm giữ, thông qua Simfer Jersey – liên doanh giữa Rio và Chalco Iron Ore Holdings có trụ sở tại Hồng Kông, nơi chính phủ Guinean có 15% cổ phần.

Rio Tinto gần đây đã đầu tư 100 triệu USD cho các công trình cơ sở hạ tầng ban đầu tại Simandou.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ kết nối tuyến liên vận quốc tế Á - Âu từ những ga nào?

Khoảnh khắc xe máy điện Trung Quốc đang di chuyển nổ tung tạo quả cầu lửa giữa giao lộ, người điều khiển bị thương

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/trung-quoc-chi-tien-khung-de-khai-thac-kho-bau-co-tru-luong-120-trieu-tannam-208163.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trung Quốc chi tiền "khủng" để khai thác "kho báu" có trữ lượng 120 triệu tấn/năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH