Theo TS. Cấn Văn Lực, việc giải ngân hết 95% vốn đầu tư công theo như Thủ tướng yêu cầu sẽ đóng góp 2 điểm % tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong năm 2023.
Tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng 2023, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia đã có những dự báo về tài chính tiền tệ năm 2023.
Theo đó, năm nay NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14-15%, tuy nhiên sức cầu có thể sẽ thấp một chút nên tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ ở mức 13-14%.
TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia |
Ông Lực cũng cho hay nợ xấu đã và đang tăng lên. Tuy nhiên Thông tư 02 cho phép cơ cấu lại nợ có thể làm chậm hơn quá trình tăng nợ xấu một chút. "Tuy nhiên nợ xấu hoàn toàn trong tầm kiểm soát vì năng lực tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam đã vững chãi hơn rất nhiều so với trước đây", ông Lực phát biểu. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng toàn bộ là khoảng 125%, đây là con số khá vững chãi.
Huy động vốn năm nay sẽ tăng cao hơn so với năm ngoái, dự báo tăng khoảng 10% để đảm bảo thanh khoản (huy động vốn năm ngoái chỉ đạt 8%).
TS. Cấn Văn Lực cũng đánh giá, cung tiền năm nay rất quan trọng đối với nền kinh tế. Năm ngoái, cung tiền tăng khá thấp, năm nay dự báo được đẩy lên khoảng 10%, điều này rất tích cực cho nền kinh tế và doanh nghiệp.
Tỷ số chứng khoán có thể phục hồi trở lại, tăng bình quân 15%. Dự trữ ngoại hối dự báo đạt 105 tỷ USD trong năm 2023.
Ngoài ra, ông Lực cũng cho rằng rất nhiều cơ hội sẽ đến với Việt Nam trong năm 2023 trong đó có 4 động lực chính cho những cơ hội này.
Động lực đầu tiên là việc Trung Quốc mở cửa trở lại, và sẽ đóng góp 33-34% tăng trưởng kinh tế Thế giới. Trung Quốc cũng là đối tác số 1 của Việt Nam về thương mại, du lịch,…
Động lực thứ 2 là giá cả lạm phát toàn cầu đang giảm theo hướng tích cực và tương đối nhanh thậm chí nhanh hơn dự đoán.
Động lực thứ 3 là chương trình giải ngân đầu tư công lớn chưa từng có.
"Năm nay chúng ta giải ngân 712.000 tỷ đồng. Nếu chúng ta giải ngân hết 95% theo như Thủ tướng yêu cầu thì sẽ tăng khoảng 30% so với năm ngoái và sẽ đóng góp 2 điểm % tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Vì vậy đầu tư công là vấn đề quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế năm nay", ông Lực nhận định.
Động lực cuối cùng được TS. Cấn Văn Lực đưa ra là dịch vụ và tiêu dùng. Trong năm tới công nghiệp và xây dựng kỳ vọng sẽ phục hồi hơn so với năm 2022.
Ngoài ra, đối với các khuyến nghị về chính sách, ông Lực cho biết bài toán lớn nhất hiện nay là phải quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính (dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung).
Chính sách tiền tệ cũng cần đa mục tiêu hơn, ngoài những mục tiêu thông thường cần thêm trọng tâm ổn định tiền tệ - tài chính trong bối cảnh thị trường bất ổn. Mặc dù vậy, NHNN đã chuyển trạng thái điều hành chính sách tiền tệ từ chặt chẽ, thận trọng sang nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng.
Một câu chuyện nữa trong năm nay là giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, chính sách cơ cấu lại nợ, hỗ trợ thanh khoản, đẩy mạnh cơ cấu lại các TCTD. Theo đó, chính sách tài khóa tiếp tục là chủ lực, nới lỏng, có trọng tâm, trọng điểm trong năm 2023. Bên cạnh đó, cần tiếp tục chính sách giãn hoãn, giảm thuế, phí, đẩy nhanh hoàn thuế VAT. NHNN sẽ giảm khoảng 61.000 tỷ đồng trong đó có cả phần giảm VAT 2%.
TP.HCM xem xét xây dựng tượng đài hơn 106 tỷ đồng
Bộ Tài chính công khai giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia