Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2023.
Dưới sự trụ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, chiều 30/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp phiên đột xuất nhằm xem xét cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023.
Với 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023; giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách chủ trì phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo, trình Nghị quyết xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành trong ngày 31/12/2022.
Theo dự thảo nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023, xăng (trừ ethanol) có mức thuế 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay có mức thuế 1.000 đồng/lít; dầu diesel có mức thuế 1.000 đồng/lít; dầu hỏa có mức thuế 600 đồng/lít; dầu mazut có mức thuế 1.000 đồng/lít; dầu nhờn có mức thuế 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn có mức thuế 1.000 đồng/kg.
Tại phiên họp, sau khi xem xét tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách và thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết phải tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2023 để tiếp tục góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí việc điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo phương án của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Mức thuế trên được áp dụng từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Bên cạnh đó, để đảm bảo không tăng giá xăng dầu trong dịp Tết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban Tài chính ngân sách chủ trì phối hợp với Ủy ban pháp luật, Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký chứng thực ngay trong ngày 31/12 để Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các quy định để quản lý điều hành giá xăng dầu, bám sát diễn biến giá thế giới nhưng có đủ các giải pháp để giá bán xăng dầu hợp lý phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân, kiểm soát lạm phát. Lưu ý Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc chậm trình hồ sơ dự án đối với nội dung này.
Một ngân hàng chuẩn bị đấu giá khoản nợ gần 1.000 tỷ đồng của ‘đại gia’ xăng dầu Ninh Bình
Kiến nghị rút giấy phép cửa hàng xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử