Ý tưởng đằng sau sự thay đổi đồng hồ là để tối đa hoá việc sử dụng ánh sáng Mặt trời.
Nắng nóng, giá điện tăng, nguy cơ thiếu điện hiện hữu. Không chỉ cá nhân, doanh nghiệp cần phải tiết kiệm điện để tiết giảm chi phí, mà đã đến lúc các quốc gia cũng thực hiện những biện pháp đồng bộ nhằm tiết kiệm năng lượng.
Đã có rất nhiều sự kiện đã và đang diễn ra trên toàn Thế giới nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải nhà kính và đặc biệt là "tiết kiệm" chi phí sử dụng điện năng cho mỗi gia đình, cá nhân.
Sự kiện Giờ Trái đất
Giờ Trái đất là một sự kiện thường niên do Tổ chức Quốc tế World Wide Fund for Nature (WWWF) tổ chức vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và khí hậu trong cộng đồng toàn cầu.
Sự kiện Giờ trái đất khởi xướng vào năm 2007 tại Sydney với mong muốn tạo một sự kiện nổi bật để thu hút sự chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu và năng lượng bền vững. Lập tức sự kiện được sự hưởng ứng, lan rộng nhanh chóng đến nhiều quốc gia. Năm 2008 sự kiện được mở rộng ra toàn Thế giới.
Tại sự kiện Giờ Trái đất, các cá nhân, tổ chức, các Quốc gia khắp trên thế giới được kêu gọi tắt các thiết bị điện tử và đèn chiếu sáng trong vòng 1 giờ từ 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương). Hành động này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thải khí nhà kính mà còn nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.
Tại Việt Nam sự kiện Giờ Trái đất được tổ chức từ năm 2009 và dần đa dạng hóa: ngoài tắt đèn để giảm lượng tiêu thụ điện, còn có các hành động khác như tuyên truyền về giảm thiểu rác thải nhựa, thực hiện các hoạt động tái chế, bảo vệ rừng…
Mỹ “vặn ngược đồng hồ” 1 giờ
Không chỉ hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất, nước Mỹ còn có những hành động thiết thực hơn để tiết kiệm điện năng - sự kiện “vặn ngược đồng hồ” mỗi năm. Sự kiện này đã được Mỹ thực hiện từ rất lâu, đặc biệt thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ 2.
Để hiểu thêm về sự kiện này, bạn cần biết, hầu hết các tiểu bang của Mỹ mỗi năm chia thành 2 khung thời gian có cách tính giờ khác nhau: DST kéo dài 8 tháng và ST kéo dài 4 tháng. Việc thay đổi thời gian này dựa theo thời gian “phơi sáng” của Trái đất nhằm tiết kiệm điện thắp sáng. DST được gọi là Daylight Saving Time (thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày) – là khoảng thời gian “tiết kiệm chi phí thắp sáng” đúng như tên gọi của nó. Từ những năm đầu thập niên 1970 mỗi ngày Mỹ tiết kiệm được khoảng 1% mức sử dụng điện năng trong thời gian DST.
Ban đầu mỗi tiểu bang tại Mỹ chọn 1 thời điểm áp dụng DST trong năm bất kỳ, thế nhưng điều này lại gây nên sự bất tiện với những người thường xuyên phải di chuyển giữa các bang. Năm 1966 Mỹ ban hành đạo luật thời gian thống nhất chuẩn khung thời gian DST và ST, tuy nhiên cũng có những trường hợp bất ngờ, như năm 1973 toàn thời gian 1 năm đều là DST. Trên thực tế, từ xưa tới nay Mỹ đã rất nhiều lần thay đổi khung thời gian DST.
Năm 2007 Quốc hội Mỹ thông qua quy định DST bắt đầu vào 2h sáng chủ nhật đầu tiên của tháng 4 và kết thúc DST vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 11. Quy định này được áp dụng cho đến nay.
DST và ST khác nhau thế nào? Trên thực tế vào 2h sáng ngày đầu của thời gian DST (cũng có thể hiểu như là giờ mùa hè), hầu hết các tiểu bang tại Mỹ sẽ “vặn ngược” đồng hồ lại 1 giờ nhằm tiết kiệm năng lượng do thời gian này trời nắng sớm, cần tận dụng ánh nắng thay cho sử dụng điện. Khi hết thời gian DST, các nơi lại vặn đồng hồ nhanh lên 1 giờ.
Nắng nóng, giá điện tăng, nguy cơ thiếu điện hiện hữu. Không chỉ cá nhân, doanh nghiệp cần phải tiết kiệm điện để tiết giảm chi phí, mà đã đến lúc các quốc gia cũng thực hiện những biện pháp đồng bộ nhằm tiết kiệm năng lượng.
DST và ST khác nhau thế nào? Trên thực tế vào 2h sáng ngày đầu của thời gian DST (cũng có thể hiểu như là giờ mùa hè), hầu hết các tiểu bang tại Mỹ sẽ “vặn ngược” đồng hồ lại 1 giờ" nhằm tiết kiệm năng lượng do thời gian này trời nắng sớm, cần tận dụng ánh nắng thay cho sử dụng điện. Khi hết thời gian DST, các nơi lại vặn đồng hồ nhanh lên 1 giờ.
Nhiều Quốc gia áp dụng khung thời gian DST và ST
Ontario, Canada trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới ban hành DST, vào ngày 1/7/1907. Sau đó Chiến tranh Thế giới thứ nhất diễn ra, khi tài nguyên nhiên liệu trở nên vô cùng khan hiếm, nước Đức là quyết định thực hiện giờ DST vào năm 1916 như một nỗ lực nhằm tối ưu nhiên liệu dùng cho cuộc chiến. Mỹ nhanh chóng thực hiện theo, với sự thay đổi thời gian DST đầu tiên diễn ra vào năm 1918.
Các nước ở liên minh Châu Âu (EU) cũng thống nhất khung giờ mùa hè bắt đầu từ 1 giờ sáng chủ nhật cuối cùng của tháng 3 và kết thúc vào 1h sáng chủ nhật cuối cùng của tháng 10. Năm 2019, Liên minh châu Âu đã tiến hành bỏ phiếu để chấm dứt sự thay đổi thời gian bắt buộc (DST). Nhưng kế hoạch hiện đang bị tạm hoãn lại vì sự kiện Brexit và đại dịch COVID-19. Trong một cuộc khảo sát khoảng 4,6 triệu người ở châu Âu, 80% đã phản đối thay đổi giờ vì theo họ là quá phiền.
Tại Úc, thời gian DST và ST đảo ngược với thời gian tại Mỹ do mùa hè và mùa đông đảo ngược.
Ai Cập áp dựng “giờ mùa hè” DST bắt đầu từ 0h ngày 28/4 đến 0h ngày 27/10 hàng năm. Đến thời gian DST, Ai Cập cũng sẽ điều chỉnh, vặn đồng hồ sớm hơn 1 giờ để thực hiện giờ mùa hè, hay còn gọi là Daylight Saving Time (DST - giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày).
Cũng như Mỹ, Ai Cập cũng có nhiều thời gian gián đoạn từ khi áp dụng DST (từ 1988). Cụ thể, năm 2011 Chính phủ lâm thời lúc đó quyết định bãi bỏ quy định thời gian này vì cho rằng “không có tác dụng tiết kiệm điện” dựa theo kết quả nghiên cứu của Bộ năng lượng. Đến năm 2014 quy định này lại được khôi phục, nhưng cũng chỉ 1 năm, đến 2015 lại bị bãi bỏ.
Nga cũng nhiều lần điều chỉnh việc "vặn ngược đồng hồ 1 giờ"
Liên Bang Nga với lãnh thổ trải dài có đến 11 múi giờ khác nhau. Tối thứ 7 rạng sáng ngày Chủ nhật (26/10) mới đây, theo quyết định của Duma quốc gia, nước Nga đã chỉnh lại thời gian vĩnh viễn theo giờ mùa đông (lùi lại 1 tiếng).
Lần đầu tiên trong lịch sử, ngày 1/7/1917, nước Nga vặn đồng hồ sớm hơn lên 1 giờ. Đến năm 1930, đồng hồ trên toàn nước Nga khi đó lại bị vặn lùi lại 1 giờ và thời gian chuẩn này tồn tại suốt 50 năm. Đến ngày 1/4/1981, tại Liên Xô (trong đó có nước Nga) lại quyết định chỉnh giờ lên 1 giờ theo thời gian mùa hè.
Mục đích của việc điều chỉnh thời gian theo giờ mùa hè và mùa đông, theo lý giải của một số chuyên gia chủ yếu là để tiết kiệm điện năng và chỉnh lại nhịp sinh học của con người theo các chu kỳ của thời tiết trong năm. Song những lý giải này cũng rất mơ hồ và gây nên nhiều tranh cãi, do vậy năm 2011 Nga quyết định chuyển thời gian trên toàn lãnh thổ Nga sang chế độ giờ mùa hè.
Năm 2012, một bất cập khác lại nảy sinh khi sự chuyển đổi này đã làm cho mà vùng đất giáp ranh giữa Nga và Na Uy lệch nhau đến 3 giờ, do vậy thời gian lại được chỉnh lại theo chế độ mùa đông, rút ngắn khoảng cách giờ xuống còn 2.
Các chuyên gia y tế đánh giá tích cực thay đổi nói trên vì cho rằng thời gian của Nga sẽ gần gũi hơn với đồng hồ sinh học của con người. Một số chuyên gia còn cho rằng tốt nhất là nên vặn ngược kim đồng hồ không chỉ một giờ, mà hai giờ về trước. Theo họ, đó là phương án tối ưu cho sức khỏe người Nga vì họ sẽ được sống cùng với nhịp điệu tự nhiên của Mặt trời.
Một câu chuyện thú vị liên quan đến "vặn ngược đồng hồ 1 giờ"
Lịch sử nước Mỹ ghi lại rằng Benjamin Franklin (1706-1790) là người đầu tiên nảy ra ý tưởng điều chỉnh lại đồng hồ vào mùa hè, tuy vậy đề xuất này đã không được quan tâm tới.
Franklin đã viết 1 bức thư châm biếm cho tạp chí Journal de Paris. Trong thư, ông bày tỏ sự kinh ngạc với việc Mặt trời mọc lúc 6 giờ sáng, rất sớm so với giờ thức giấc của người dân Paris. Ông gợi ý người Paris có thể tiết kiệm nến bằng cách dậy sớm hơn để tận dụng ánh sáng Mặt trời vào buổi sáng. “Nếu chúng ta có thể điều chỉnh giờ thức giấc theo Mặt trời, thành phố có thể tiết kiệm được 1 khoản lớn từ những ngọn nến thường được dùng trong màn đêm tối tăm.”
Tuy nhiên, Franklin không phải là người đề xuất thay đổi giờ mùa hè, thay vào đó, ông đưa ra một giải pháp thú vị khác, bao gồm việc bắn đại bác trên đường phố để đánh thức mọi người khỏi giấc ngủ, thuế đóng cửa sổ khi Mặt trời mọc và hạn chế bán nến lại.