Vào căn hầm quân sự thuộc di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam: Từng là cơ quan 'đầu não' của thực dân Pháp, nơi bắt sống tướng Đờ Cát cách đây 70 năm

06-05-2024 18:03|Tình Hoàng

Tại căn hầm này, cách đây 70 năm trước, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của quân đội ta tung bay, báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Hầm Đờ Cát (hay còn gọi là hầm De Castries) có tên đầy đủ là Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tọa lạc tại vị trí trung tâm của căn cứ điểm quan trọng Điện Biên Phủ, thuộc khu vực cánh đồng Mường Thanh bao la.

Hầm tọa lạc giữa vị trí trung tâm của căn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Vietnam+

Hầm tọa lạc giữa vị trí trung tâm của căn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Vietnam+

Đây là hầm do thực dân Pháp dựng lên để làm cứ điểm chỉ huy cho tướng De Castries trong cuộc chiến tranh Điện Biên Phủ. Dù đã 70 năm đi qua, những dấu tích của quân đội Pháp, tướng De Castries vẫn còn nguyên vẹn trong căn cứ người Pháp cho là pháo đài bất khả xâm phạm ở Đông Dương.

Bởi vì đây là cơ quan “đầu não”, được ví là “trái tim” và “linh hồn” tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân đội Pháp nên hầm Đờ Cát được xây dựng vô cùng kiên cố bằng bê tông cốt thép. Tổng chiều dài của hầm Đờ Cát vào khoảng 20m, rộng tới 8m và có tới 4 không gian phục vụ cho nơi làm việc cũng như nơi ở.

Đường hào dẫn vào hầm Đờ Cát. Ảnh: Vietnam+

Đường hào dẫn vào hầm Đờ Cát. Ảnh: Vietnam+

Trong khi đó, phần nóc hầm được lợp bằng các tấm ghi thép hình vòm, bên dưới là những bao cát xếp chồng lên nhau có khả năng chống chịu được các loại hỏa lực khác nhau. Ngày nay, khi đến tham quan hầm Đờ Cát, du khách vẫn có thể nhìn thấy được phần mái vòm sắt và các bao cát trên nóc hầm. Tường của đường hào dẫn vào trong hầm và tường hầm chủ yếu được dựng lên bằng những tấm gỗ chắc chắn và những bao cát xếp liền nhau.

Hầm Đờ Cát được thiết kế và xây dựng bằng những vật liệu vững chắc nhất lúc bấy giờ. Ảnh: Vietnam+

Hầm Đờ Cát được thiết kế và xây dựng bằng những vật liệu vững chắc nhất lúc bấy giờ. Ảnh: Vietnam+

Bên trong hầm Đờ Cát có tổng cộng 4 gian cho cả nơi ở và làm việc của tướng De Castries. Bàn ghế làm việc của tướng De Castries và các tùy tùng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Cũng tại nơi đây, tướng De Castries đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như Thủ tướng Pháp Joseph Laniel, Tổng thống Mỹ cũng như các nhà báo quốc tế.

Nơi đây từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia. Ảnh: Vietnam+

Nơi đây từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia. Ảnh: Vietnam+

Cách đây 70 năm về trước, vào ngày 7/5/1954, sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, bộ đội ta đã chiếm được căn hầm và bắt sống được tướng De Castries. Đó cũng là khi lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của dân tộc ta được cắm trên nóc hầm, báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Bàn ghế làm việc của tướng De Castries và các tùy tùng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ảnh: Vietnam+

Bàn ghế làm việc của tướng De Castries và các tùy tùng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ảnh: Vietnam+

Gần cửa hầm có bức hình được làm bằng xi măng có ảnh của tướng De Castries cùng đoàn tùy tùng cúi đầu khi bị quân đội Việt Nam bắt giữ. Hiện nay, cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn được giữ nguyên.

Hiện Đờ Cát được ghi tên trong danh sách 23 di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam. Ảnh: Vietnam+

Hiện Đờ Cát được ghi tên trong danh sách 23 di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam. Ảnh: Vietnam+

Du khách đến tham quan hầm Đờ Cát. Ảnh: Internet

Du khách đến tham quan hầm Đờ Cát. Ảnh: Internet

Hầm Đờ Cát là một trong trong 23 di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia. Trong dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát thu hút hàng nghìn người tham quan trải nghiệm mỗi ngày.

>>Sở Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, ẩn mình dưới tán rừng cổ thụ

Biểu tượng của chiến thắng Điện Biên Phủ: Một trong những tượng đài hoành tráng nhất Việt Nam

Người Anh hùng đào đường hầm trên đồi A1, góp phần làm nên kỳ tích vận chuyển các khối bộc phá gần 1 tấn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Khu hầm nằm giữa một vùng đồi thông trên núi Thiên Thai được mệnh danh là ‘địa ngục trần gian’ một thời, gắn với bạo chúa miền Trung

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vao-can-ham-quan-su-thuoc-di-tich-lich-su-dac-biet-cua-viet-nam-tung-la-co-quan-dau-nao-cua-thuc-dan-phap-noi-bat-song-tuong-do-cat-cach-day-70-nam-d122006.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vào căn hầm quân sự thuộc di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam: Từng là cơ quan 'đầu não' của thực dân Pháp, nơi bắt sống tướng Đờ Cát cách đây 70 năm
POWERED BY ONECMS & INTECH