Tăng trưởng lợi nhuận của BIDV được hỗ trợ bởi yếu tố hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ ổn định trong giai đoạn 2022-2023.
Theo báo cáo phân tích cập nhật mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, việc BIDV trích lập dự phòng cao năm trước là yếu tố hỗ trợ để nhà băng này ghi nhận biến động mạnh của lợi nhuận trong năm nay.
Cụ thể, các chuyên gia VDSC nhận định nền trích lập dự phòng cao và tính tập trung của dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn dẫn đến dự báo lợi nhuận biến động.
Chi phí tín dụng của ngân hàng này được duy trì trong khoảng 6-8 nghìn tỷ đồng mỗi quý vào năm 2021 so với 4-7 nghìn tỷ đồng năm 2020 và 3-6 nghìn tỷ đồng một năm trước đó. VDSC dự báo chi phí tín dụng là 26,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2022 (giảm 11% so với cùng kỳ), tương ứng trung bình là 6-7 nghìn tỷ đồng mỗi quý.
Về vấn đề nợ xấu, diễn biến bất ngờ ở cơ cấu các nhóm nợ có một phần nguyên nhân từ sự phục hồi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nợ xấu và các khoản nợ cơ cấu lại chiếm khoảng 2,9% cuối quý IV/2021, giảm so với mức 3,5% trong quý III/2021. Kết hợp với mức trích lập dự phòng ổn định, tỉ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện lên 219%.
Đánh giá triển vọng của ngân hàng này trong năm 2022 và 2023, bộ phận phân tích của VDSC cho biết nền tảng vốn chưa được cải thiện mạnh nhưng tăng trưởng lợi nhuận hàng đầu ngành sẽ là chất xúc tác.
VDSC kì vọng BIDV sẽ trình kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 18,5-20,5 nghìn tỷ đồng trong ĐHCĐ sắp tới. Dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2023 được điều chỉnh giảm xuống 23,9 nghìn tỷ đồng ( tăng 14% so với cùng kỳ).
Vĩnh Hoàn, Nam Việt hưởng lợi gì từ chính sách thuế của ông Donald Trump?
VN-Index có thể đạt mốc 1.345 điểm trước mùa BCTC quý IV/2024