Vị vua nhiều con nhất chế độ phong kiến Việt, là ‘khắc tinh' của tội phạm tham quan, tử hình cả… bố vợ vì tham nhũng 30.000 quan tiền

28-02-2024 09:00|Hoàng Giang

Luôn cần mẫn, hết lòng vì nước, đây là vị vua nghiêm khắc bậc nhất thời Nguyễn, trị tội rất nặng với những kẻ tham nhũng, kể cả hoàng thân quốc thích.

Minh Mạng là vị vua thứ hai của triều Nguyễn, là con thứ tư của vua Gia Long và sinh năm Tân Hợi tại Gia Định. Sau khi vua Gia Long qua đời, vào năm 1820, Minh Mạng được lựa chọn làm người kế vị. Ông trị vì đất nước cho đến khi qua đời vào năm 1841.

Minh Mạng là một vị vua cần mẫn và làm việc không biết mệt mỏi, luôn hết lòng vì nước

Minh Mạng là một vị vua cần mẫn và làm việc không biết mệt mỏi, luôn hết lòng vì nước

Ông là vua có nhiều con nhất trong số các vị vua của chế độ phong kiến Việt Nam với tổng cộng 142 người, bao gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Vua Minh Mạng (1791-1841), theo sách "Chín đời chúa", trong mười ba đời vua triều Nguyễn, Minh Mạng được mô tả như một vị vua cần mẫn và làm việc không biết mệt mỏi, luôn hết lòng vì nước.

Để ngăn chặn tội ác của tham nhũng, vua Minh Mạng đã thi hành những phán quyết nghiêm khắc, thậm chí là xử tử và chặt ngón tay của những kẻ có hành vi tham nhũng. Trong số những vụ án trị quan tham của vua Minh Mạng, có một vụ nổi tiếng là vụ tử hình bố vợ của vua, Huỳnh Công Lý, vì tội tham nhũng 30.000 quan tiền.

Khắc tinh của tham quan

Sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” có đoạn ghi chép rằng, dưới triều Nguyễn, quan lại nhận hối lộ dù chỉ một lạng (10 đồng) cũng bị cách chức không được bổ dụng, người môi giới bị xử tội nhẹ hơn người nhận hối lộ một bậc. Việc định tội căn cứ số tiền tang vật. Dưới thời vua Minh Mạng, những viên quan sách nhiễu, nhận hối lộ bị trị tội rất nặng, có khi vượt qua cả khung hình phạt pháp luật.

Vua Minh Mạng là khắc tinh của tham quan

Vua Minh Mạng là khắc tinh của tham quan

Theo ghi chép trong “Đại Nam thực lục”, vào tháng 5 năm 1823, Lý Hữu Diệm, một quan chức tại phủ Nội vụ, đã lấy cắp hơn một lạng vàng. Khi hành động bị phát hiện, bộ Hình đã đưa ông Diệm ra trước tòa để xét xử.

Luật pháp dưới triều vua Gia Long đã quy định rằng, bất kể số lượng vàng bị ăn trộm là ít hay nhiều, người phạm tội đều sẽ bị chém đầu. Tuy nhiên, sau khi xem xét công lao và đóng góp của Lý Hữu Diệm, bộ Hình đã quyết định tha cho ông nhưng buộc ông phải bị đày đi xa xôi.

Tuy nhiên, khi vụ án được đưa lên trước vua Minh Mạng, ông không đồng ý với quyết định của bộ Hình. Nhà vua quyết định rằng Lý Hữu Diệm phải bị chém đầu công khai tại chợ Đông Ba, cho mọi người trông thấy mà sửa mình với chỉ dụ: “Lý Hữu Diệm phải giải ngay đến chợ Đông, chém đầu cho mọi người biết, phải truyền cho viên lại Nội vụ phủ cùng đến xem, hoặc giả mắt thấy lòng sợ mà tự khuyên răn nhau để khỏi mắc tội, há chẳng là một phương thuốc hay cho bọn người sao?”

Lăng vua Minh Mạng

Lăng vua Minh Mạng

Vào tháng 11 năm 1831, Nguyễn Đức Tuyên, một quan chức tư vấn tại phủ Nội vụ, đã tham nhũng bằng cách ăn bớt nhựa thơm. Khi hành động bị phát hiện, vua Minh Mạng đã ra lệnh: “Đáng lẽ cho trói đem ra chợ Cửa Đông chém đầu, nhưng lần này tạm chặt một bàn tay thủ phạm đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận và nhờ đó để làm cho mọi người đều biết tỉnh ngộ, răn chừa. Thế cũng là một cách trừng trị kẻ gian”.

Trong năm 1834, Trịnh Đức, một quan chức tuần phủ, đã bị treo cổ tử hình vì tham ô một nghìn quan tiền nhưng lại nói dối là tiền bị giặc cướp mất. Cũng trong năm này, quản mộc Hồ Văn Hạ đã bị chém đầu vì hành vi tham nhũng.

Xử tử cả…bố vợ

Trong số các vụ án trừng phạt tham quan, việc xử tử cha vợ của vua Minh Mạng là Huỳnh Công Lý, đã gây xôn xao trong dư luận không chỉ vào thời điểm đó mà còn trong nhiều năm sau.

Huỳnh Công Lý là một trong những tướng lĩnh nổi tiếng trong thời kỳ của vua Gia Long, ông đã có công lớn trong việc giúp Nguyễn Ánh lên ngôi và xây dựng đế chế của nhà Nguyễn và sau đó được phong làm Lý Chính Hầu.

Khi con gái của ông được vua Minh Mạng phong làm Huệ phi, Huỳnh Công Lý được tin dùng hơn nữa. Ông được bổ nhiệm làm Phó tổng trấn Gia Định, sở hữu quyền lực lớn chỉ sau Tổng trấn Lê Văn Duyệt.

Dù sở hữu quyền lực và danh hiệu bố vợ của vua nhưng cuối cùng ông cũng không thoát khỏi án tử vì tội tham nhũng.

Vua Minh Mạng tử tình cả bố vợ vì tham nhũng 30.000 quan tiền

Vua Minh Mạng tử tình cả bố vợ vì tham nhũng 30.000 quan tiền

Theo sự ghi chép trong Đại Nam thực lục, trong thời gian mà Lê Văn Duyệt ra Huế (1816-1820), Huỳnh Công Lý được giao trách nhiệm làm Phó tổng trấn. Tận dụng cơ hội khi cấp trên vắng mặt, Huỳnh Công Lý lợi dụng chức vụ, thừa cơ vơ vét của cải từ nhân dân và binh lính.

Khi Lê Văn Duyệt trở về Gia Định và nhận được thông tin tố cáo về hành vi tham ô của Huỳnh Công Lý, ông đã thông báo vụ việc lên triều đình. Vua Minh Mạng đã ra lệnh bắt giữ bố vợ và phái quan Nguyễn Đình Thinh vào Gia Định để tiến hành điều tra.

Theo bản án đã được trình lên vua, số tiền tham nhũng của Huỳnh Công Lý lên đến hơn 30.000 quan tiền. Biết điều này, vua Minh Mạng cảm thấy buồn bã mà nói rằng: "Trẫm nuôi dân như con, thực không kể phí tổn. Nhưng bọn quan lại tham lam giảo quyệt, ngấm ngầm chứa đầy túi riêng, mà kẻ quan quả cô độc lại không được thấm nhuần ơn thực.

Gần đây Huỳnh Công Lý làm Phó Tổng trấn Gia Định không bao lâu mà bóc lột của dân trên ba vạn. Nếu các viên mục thú đều như y cả, thì dân ta còn nhờ cậy vào đâu. Trẫm dẫu có lòng săn sóc thương xót cũng không làm thế nào được".

Trong khi Nguyễn Đình Thinh thu thập lời khai từ các nhân chứng ở Gia Định, triều đình phát hiện thêm bằng chứng về tham nhũng tại Huế cũng liên quan đến Huỳnh Công Lý.

Trong thời gian phục vụ ở Huế, ông đã bắt lính xây dựng một ngôi nhà riêng bên bờ sông Hương. Khi vua Minh Mạng biết tin này, ngài ra lệnh tịch thu ngôi nhà và bán nó để giúp cho cấm binh.

Sau khi cuộc điều tra kết thúc và tội danh của Huỳnh Công Lý được xác định rõ, sau một thời gian xem xét, vua Minh Mạng đã ra lệnh cho Lê Văn Duyệt thu lại số tiền đó từ Huỳnh Công Lý để trả lại cho dân.

Khi quyết định trừng phạt được đưa ra, vua ra lệnh chuyển toàn bộ hồ sơ cho triều đình xem xét. Triều đình kết luận rằng tội danh của Huỳnh Công Lý nghiêm trọng và xứng đáng tử hình. Năm 1821, Huỳnh Công Lý bị Tổng trấn Lê Văn Duyệt xử tử tại Gia Định, tài sản của ông bị tịch thu để bồi thường cho quân lính và dân chúng.

>> Vị vua anh minh lỗi lạc nhưng thời trẻ từng ‘trốn’ xăm mình, xóa tục xăm của hoàng tộc, suýt bị phế truất vì... uống rượu ngủ quên

Vị vua duy nhất của Việt Nam được suy tôn là Phật: Nhiều lần từ chối ngai vàng để xuất gia, được mệnh danh là vị vua anh minh nhất lịch sử phong kiến

Vị vua có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử: Gần 56 năm trị vì nhưng không con nối dõi, thành lập trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Vị vua lên ngôi khi mới 2 tuổi là vua đầu tiên trong sử Việt đi tuần trên biển Đông, cho xây dựng thương cảng quốc tế quan trọng của đất nước

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-vua-nhieu-con-nhat-che-do-phong-kien-viet-la-khac-tinh-cua-toi-pham-tham-quan-tu-tinh-ca-bo-vo-vi-tham-nhung-30000-quan-tien-d116870.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vị vua nhiều con nhất chế độ phong kiến Việt, là ‘khắc tinh' của tội phạm tham quan, tử hình cả… bố vợ vì tham nhũng 30.000 quan tiền
POWERED BY ONECMS & INTECH