Việt Nam có tới 2 sân vận động góp mặt trong AFF Cup 2024: Một sân có tuổi đời lâu bậc nhất, một sân tiêu biểu ‘top’ đầu miền Bắc
Theo công bố, sân Hàng Đẫy sẽ là sân nhà của đội tuyển Timor Leste, còn sân Việt Trì sẽ là sân nhà của đội tuyển Việt Nam.
Mới đây, các đội tuyển tham dự AFF Cup 2024 đã công bố sân thi đấu của mình tại vòng bảng. Giải đấu năm nay có 10 đội tham dự, được chia thành 2 bảng, mỗi bảng 5 đội.
Bảng A gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia và Timor Leste.
Đương kim vô địch Thái Lan sẽ thi đấu trên sân Rajamangala ở Bangkok - sân vận động lớn nhất Thái Lan với sức chứa hơn 51.500 người.
Malaysia chọn sân Bukit Jalil tại Kuala Lumpur - sân vận động lớn nhất Đông Nam Á với sức chứa lên tới 100.000 khán giả.
Sân Bukit Jalil tại Kuala Lumpur. Nguồn ảnh: VnExpress |
Campuchia sử dụng sân Olympic ở Phnom Penh - sân lớn thứ hai nước này với sức chứa khoảng 50.000 chỗ ngồi.
Đội tuyển Timor Leste chọn sân Hàng Đẫy ở Hà Nội - sân nhỏ nhất tổ chức các trận vòng bảng bảng A với sức chứa khoảng 20.000 khán giả.
Bảng B có sự tham gia của Philippines, Myanmar, Indonesia, Lào và Việt Nam.
Philippines sẽ thi đấu trên sân Rizal Memorial tại Manila, sân vận động nhỏ nhất giải với sức chứa chưa đến 13.000 người.
Sân Gelora Bung Karno ở Jakarta. Nguồn ảnh: Internet |
Indonesia chọn sân Gelora Bung Karno ở Jakarta - sân bóng lớn thứ hai tại nước này với sức chứa 82.000 người.
Lào sử dụng sân vận động quốc gia Lào ở Viêng Chăn với sức chứa khoảng 25.000 chỗ ngồi.
Myanmar chọn sân Thuwunna tại Yangon, có sức chứa 50.000 người.
Đội tuyển Việt Nam chọn sân Việt Trì (Phú Thọ) làm sân nhà tại vòng bảng với sức chứa khoảng 20.000 người.
Sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội)
Sân Hàng Đẫy nằm tại số 9 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội.
Đây là một trong những sân vận động lâu đời nhất Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1934, sân ban đầu chỉ có diện tích 20m2 với mặt sân gồ ghề, không có hệ thống thoát nước và chỉ có 400 ghế gỗ.
>> Đề xuất xây khu thương mại - du lịch hơn 1.000 tỷ đồng tại Quảng Nam, đón 1.500 khách/ngày
Đến ngày 16/2/1957, dự án cải tạo sân Hàng Đẫy được khởi công và hoàn thành vào ngày 24/8/1958.
Sân Hàng Đẫy, Hà Nội. Nguồn ảnh: Báo Dân Trí |
Sau khi nâng cấp, sân có diện tích hơn 21.800m2 được thiết kế với khán đài hình lòng chảo, 20 bậc, cùng sức chứa lên tới 20.000 người. Ngoài sân bóng chính, Hàng Đẫy còn có đường chạy điền kinh và các sân phụ như sân bóng chuyền, bóng rổ.
Trong nhiều thập kỷ, Hàng Đẫy là "thánh địa" của thể thao miền Bắc, từng tổ chức các sự kiện quan trọng như Tiger Cup 1998, SEA Games 22 năm 2003 và các giải đấu quốc gia.
Hiện nay, sân là nơi thi đấu của ba câu lạc bộ V-League: Hà Nội FC, Công an Hà Nội và Viettel.
Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ)
Sân Việt Trì có lịch sử từ những năm 1960 và đã trải qua nhiều lần cải tạo để trở thành một trong những sân bóng tiêu biểu tại miền Bắc.
Năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã đầu tư khoảng 100 tỷ đồng để xây dựng mới sân. Đến tháng 4/2019, sân tiếp tục được nâng cấp nhằm phục vụ các trận đấu bóng đá trong nước và quốc tế.
Sân Việt Trì, Phú Thọ. Nguồn ảnh: Internet |
Đặc biệt, vào năm 2022, để đáp ứng tiêu chuẩn của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) cho môn bóng đá nam tại SEA Games 31, tỉnh Phú Thọ đã đầu tư hơn 44 tỷ đồng để sửa chữa và cải thiện cơ sở vật chất.
Sân Việt Trì hiện không chỉ là nơi diễn ra các sự kiện thể thao lớn mà còn là điểm nhấn về cơ sở hạ tầng thể thao của khu vực.
>> Sắp khởi công xây dựng sân vận động 'tốt nhất thế giới', sức chứa lên tới 60.000 chỗ ngồi
Sắp khởi công xây dựng sân vận động 'tốt nhất thế giới', sức chứa lên tới 60.000 chỗ ngồi
Cuối năm nay, Việt Nam sẽ đón thêm một sân vận động đạt chuẩn quốc tế