Kiến thức

Việt Nam đang sở hữu 100.000 tấn 'kho báu' lớn thứ 3 thế giới, toàn cầu cực khan hiếm, tỉnh sẽ lên TP trực thuộc Trung ương nắm 90% tài nguyên

Vĩ Hạ 19/07/2024 - 09:53

"Kho báu" này là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chất bán dẫn, hàng không, động cơ tên lửa, vũ khí...

Vonfram là một kim loại màu bạc xỉn với nhiệt độ nóng chảy cao nhất và áp suất hơi thấp nhất trong số các kim loại. Đây là nguyên tố có độ bền kéo cao nhất hiện nay, khả năng chống chịu hơn cả kim cương và cứng hơn thép rất nhiều.

Do đặc tính cao cấp vốn có, vonfram có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực

Do đặc tính cao cấp vốn có, vonfram có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực

Hiện nay, vonfram được dùng làm vật liệu chống mài mòn, sử dụng trong các ngành công nghiệp gia công kim loại, khai thác mỏ, dầu khí và xây dựng.

Vonfram là loại kim loại gần như không thể thay thế trong một loạt các ứng dụng công nghiệp như sản xuất máy hiệu suất cao và các hợp kim thép. Vì vậy, vonfram còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp như ô tô, năng lượng, xây dựng, hàng không vũ trụ cũng như các ứng dụng quân sự, hàng không và sản xuất điện.

Theo dữ liệu mới nhất của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, thế giới hiện có khoảng 3,8 triệu tấn vonfram. Trong đó, 5 quốc gia có trữ lượng vonfram lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (1,8 triệu tấn), Nga (400.000 tấn), Việt Nam (100.000 tấn), Tây Ban Nha (56.000 tấn) và Áo (10.000 tấn).

Ở xã Thành Công (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) có mỏ vonfram Lũng Mười được người Pháp đưa vào khai thác từ những năm 1910. Ảnh: Sưu tầm

Ở xã Thành Công (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) có mỏ vonfram Lũng Mười được người Pháp đưa vào khai thác từ những năm 1910. Ảnh: Sưu tầm

Theo nghiên cứu, các mỏ vonfram chủ yếu tập trung ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Đặc biệt, Thái Nguyên là tỉnh đang nắm giữ 90% trữ lượng vonfram của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, sản lượng vonfram từ mỏ Núi Pháo (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) chiếm khoảng 33% sản lượng vonfram toàn cầu nếu không tính nguồn cung từ Trung Quốc, có quy mô lớn thứ 2 thế giới. Đây là một trong những mỏ có trữ lượng vonfram đã được nhận diện lớn nhất thế giới ở ngoài Trung Quốc, với 52,5 triệu tấn quặng WO3 phẩm cấp trung bình 0,21%.

Hiện nay, Masan High-Tech Materials (MSR) là đầu mối quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư và khai thác dự án Núi Pháo, đồng thời trực tiếp sở hữu tất cả các công ty con phục vụ cho hoạt động này, trong đó có Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo.

Nhà máy chế biến hiện đại của Masan High-Tech Materials tại Thái Nguyên. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Nhà máy chế biến hiện đại của Masan High-Tech Materials tại Thái Nguyên. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Tập đoàn Masan cho biết, với phương pháp khai thác mỏ lộ thiên và tỷ lệ bóc đất thấp, dự án khai thác tại Núi Pháo sẽ giúp công ty này trở thành một trong những nhà sản xuất vonfram với chi phí thấp nhất trên thế giới. Theo thăm dò hiện tại, vòng đời sản xuất của nhà máy ở Núi Pháo là 20 năm.

Thực tế, để tái chế phế liệu chứa vonfram không hề dễ dàng, đòi hỏi công nghệ hiện đại mới có thể thu hồi, tổng hợp để tạo ra những nguyên vật liệu phù hợp với các ngành công nghiệp.

Công nghệ của nhà máy tái chế vonfram tại Thái Nguyên trước mắt được áp dụng từ H.C. Starck (Đức), được tập đoàn mua lại nền tảng kinh doanh vonfram vào năm 2020. Đây là một trong số ít các công ty sở hữu các sáng chế độc quyền và có nền tảng tái chế vonfram toàn diện và thân thiện với môi trường.

Tổ hợp nhà máy chế biến tại Canada của Masan High-Tech Materials

Tổ hợp nhà máy chế biến tại Canada của Masan High-Tech Materials

Sau đó, công nghệ sẽ liên tục được cải tiến và đổi mới để xây dựng các quy trình thân thiện với môi trường dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển (R&D) và tái chế hàng đầu thế giới tại Đức, cũng như hoạt động nghiên cứu tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại Đại hội cổ đông vào trung tuần tháng 4/2023, doanh nghiệp này cũng cho biết sẽ xây dựng nhà máy tái chế vonfram đầu tiên và lớn nhất châu Á tại Thái Nguyên. Masan High-Tech Materials kỳ vọng đưa Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực tái chế và trở thành trung tâm tái chế hàng đầu tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Điều này sẽ giúp xử lý, tái chế phế liệu nhiều hơn so với hiện nay, đây là một phần của việc chuyển sang khai thác "mỏ tài nguyên đô thị".

Các bè cỏ thủy trúc tại cửa xả nước thải DP2, mỏ Núi Pháo. Ảnh: Báo PLVN

Các bè cỏ thủy trúc tại cửa xả nước thải DP2, mỏ Núi Pháo. Ảnh: Báo PLVN

Bên cạnh vonfram, mỏ Núi Pháo còn sở hữu trữ lượng bismut dồi dào, ẩn chứa tiềm năng to lớn cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam. Đây là nguyên tố không phát xạ tự nhiên nặng nhất, được xếp vào nhóm kim loại quý hiếm trên Trái Đất.

Nhờ những đặc tính độc đáo như nhiệt độ nóng chảy thấp, khả năng chống ăn mòn tốt và tính dẫn điện cao, bismut được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng như y tế, mỹ phẩm, sản xuất pin, vật liệu hàn, chất xúc tác...

Mỏ Núi Pháo được đánh giá là sở hữu trữ lượng bismut dồi dào, chiếm tới 40% trữ lượng bismut toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ khai thác một phần rất nhỏ nguồn tài nguyên quý giá này.

63/63 tỉnh, thành trên cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó, Thái Nguyên là 1 trong 15 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ nay đến năm 2050; là một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước.

>> ‘Kho báu xanh’ đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận nằm ngay tại TP. HCM, được quy hoạch thành ‘đô thị trong rừng’

Quốc gia không giáp biển lớn gấp 3 lần Việt Nam vừa khai mở ‘siêu mỏ khí đốt’ trữ lượng 1,7 nghìn tỷ m3: 'Kho báu' 7 tỷ USD đưa ngành dầu khí tái sinh?

Loại cây thân gỗ ở Việt Nam cực khan hiếm trên thế giới, sản sinh 'kho báu' trữ lượng tới 1.200.000 tấn, giá ngày càng tăng cao

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-dang-so-huu-100000-tan-kho-bau-lon-thu-3-the-gioi-toan-cau-cuc-khan-hiem-tinh-se-len-tp-truc-thuoc-trung-uong-nam-90-tai-nguyen-d128050.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Việt Nam đang sở hữu 100.000 tấn 'kho báu' lớn thứ 3 thế giới, toàn cầu cực khan hiếm, tỉnh sẽ lên TP trực thuộc Trung ương nắm 90% tài nguyên
POWERED BY ONECMS & INTECH