‘Việt Nam không thao túng tiền tệ’
Mỹ đánh giá tích cực kết quả điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam, đồng thời xác nhận quốc gia này không có hành vi thao túng tiền tệ.
Ngày 20/6, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ".
Trong báo cáo này, Mỹ đưa ra những nhận định tích cực về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam, đồng thời xác nhận quốc gia này không có hành vi thao túng tiền tệ.
Để đánh giá khả năng thao túng tiền tệ, Bộ Tài chính Mỹ xét ba tiêu chí: Thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường tiền tệ một chiều, kéo dài.
Theo đó, một quốc gia sẽ bị đưa vào “danh sách giám sát" nếu vượt ngưỡng hai trong ba tiêu chí trên. Cụ thể, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ không quá 15 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai không vượt 3% GDP. Tiêu chí thứ ba dựa trên tổng lượng ngoại tệ mua ròng của ngân hàng trung ương trong 12 tháng.
Một khi nằm trong danh sách này, quốc gia đó sẽ tiếp tục bị theo dõi ít nhất hai kỳ báo cáo tiếp theo để xác định sự cải thiện mang tính lâu dài.
>> Nền kinh tế phục hồi tích cực, số thu ngân sách 5 tháng lấy lại đà tăng trưởng
Theo Bộ Tài chính Mỹ, Việt Nam là một trong 7 nền kinh tế (cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Singapore và Đức) ở "danh sách giám sát" khi có hai tiêu chí thặng dư hàng hóa song phương và thặng dư cán cân vãng lai đều vượt ngưỡng.
Mỹ xác nhận Việt Nam không thao túng tiền tệ |
Tính đến cuối năm 2023, thặng dư thương mại hàng hóa song phương của Việt Nam với Mỹ đạt 103 tỷ USD. Bộ Tài chính Mỹ cho biết, chỉ tiêu này tăng đáng kể trong 5 năm qua chủ yếu nhờ thương mại hàng hóa, dẫn đầu là điện tử và máy móc. Việt Nam hiện là nước có thặng dư hàng hóa lớn thứ ba với Mỹ.
Ngoài ra, vào cuối năm 2023, thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng lên 5,8% GDP. Cán cân vãng lai thể hiện những giao dịch hàng hóa, dịch vụ giữa người cư trú trong nước và ngoài nước.
Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam thặng dư trở lại sau khi thâm hụt vào năm 2021 và 2022 do những hạn chế sản xuất giai đoạn Covid-19 đẩy giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao. Mặc dù xuất khẩu hàng hoá năm 2023 thấp hơn các năm trước nhưng cán cân thương mại vẫn tăng do nhập khẩu phục hồi chậm hơn, các nhà máy điều chỉnh giảm đơn đặt hàng từ nước ngoài. Thặng dư tài khoản vãng lai cũng được hỗ trợ bởi phục hồi của du lịch nội địa, kiều hối tăng và nhà đầu tư nước ngoài giảm chuyển lợi nhuận về nước.
>> Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
Chỉ số cán cân vãng lai của Viêt Nam. Nguồn: Báo cáo Bộ Tài chính Mỹ |
Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam cuối năm 2023 là 88,1 tỷ USD, chiếm 21% GDP. Báo cáo cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã mua ròng ngoại hối trong 4 quý (tính đến tháng 12/2023) khoảng 7 tỷ USD, khoảng 1,5% GDP.
Tháng 7/2021, Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đạt được thỏa thuận giải quyết những lo ngại của Bộ Tài chính về các thông lệ tiền tệ của Việt Nam. NHNN khẳng định cam kết hiện đại hóa và nâng cao tính minh bạch của chính sách tiền tệ và khuôn khổ quản lý tỷ giá hối đoái. Cơ quan này sẽ không sử dụng chính sách tỷ giá để đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh.
>> Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, phí,... khoảng 98.000 tỷ đồng
Gói tín dụng 120.000 tỷ: Đã tìm ra 'đường thoát' cho dòng tiền
Thống đốc NHNN: Tín dụng đến 14/6 tăng 3,79% so với cuối năm 2023