Nhịp sống

Việt Nam lên kế hoạch trùng tu cụm Di tích Quốc gia đặc biệt từng là điểm 'chia cắt' đất nước, kinh phí 80 tỷ đồng

Dương Uyển Nhi 15/08/2024 - 16:27

Sau Hiệp định Genève, đất nước tạm thời chia cắt tại vĩ tuyến 17, và dòng sông cùng cây cầu này đã trở thành "điểm kết nối" giữa hai nửa của đất nước.

Cụm Di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, bao gồm cầu Hiền Lương, kỳ đài và nhà liên hợp tại xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, đang được tỉnh Quảng Trị lên kế hoạch tu bổ và tôn tạo. Dự án này dự kiến sẽ khởi công vào quý III/2024 và hoàn thành vào năm 2025, với tổng kinh phí 80 tỷ đồng.

Dự án tôn tạo cụm Di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải khởi công vào quý III/2024 và hoàn thành vào năm 2025, với tổng kinh phí 80 tỷ đồng

Dự án tôn tạo cụm Di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải khởi công vào quý III/2024 và hoàn thành vào năm 2025, với tổng kinh phí 80 tỷ đồng

Sông Bến Hải bắt nguồn từ dãy núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn, chảy theo hướng Tây - Đông dọc theo vĩ tuyến 17 và đổ ra biển tại Cửa Tùng. Dòng sông dài khoảng 100km, có đoạn rộng nhất lên tới 200m, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.

Cầu Hiền Lương, tọa lạc tại km735 trên quốc lộ 1A, bắc qua sông Bến Hải, nối liền thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh ở phía Bắc và thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, Gio Linh ở phía Nam. Cầu ban đầu được xây dựng bằng gỗ vào năm 1928, chủ yếu phục vụ cho người đi bộ.

Cầu Hiền Lương ban đầu (Ảnh: Internet)

Cầu Hiền Lương ban đầu (Ảnh: Internet)

Sau nhiều lần tu sửa và nâng cấp, đến năm 1952, chính quyền Pháp đã cho xây dựng mới cầu Hiền Lương với trụ bê tông cốt thép, dầm thép và mặt cầu lát gỗ thông. Năm 1967, cầu Hiền Lương bị bom Mỹ phá hủy. Đến năm 2001, tỉnh Quảng Trị đã khôi phục lại cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải với kiến trúc nguyên bản từ thời Pháp, mặt cầu lát bằng gỗ lim.

Cầu Hiền Lương được phục dựng lại (Ảnh: Internet)

Cầu Hiền Lương được phục dựng lại (Ảnh: Internet)

Vào ngày 21/7/1954, khi Hiệp định Genève được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt tại vĩ tuyến 17, nơi con sông Bến Hải chảy qua. Cầu Hiền Lương trở thành "điểm kết nối" giữa hai miền. Cầu này bắc qua sông Bến Hải, gồm 7 nhịp, với tổng chiều dài 178m; theo Hiệp định, mỗi bên được chia 89m cầu. Dự kiến cuộc chia cắt này chỉ kéo dài 2 năm và sẽ kết thúc sau cuộc tổng tuyển cử thống nhất, nhưng thực tế, sự chia ly kéo dài đến 21 năm. Trong khoảng thời gian đó, sông Bến Hải và cầu Hiền Lương đã là “nhân chứng lịch sử” cuộc đối đầu qua loa phóng thanh, đua cờ và đặc biệt là cuộc chiến về màu sơn trên thành cầu giữa hai bên.

Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ Nam (Ảnh: Internet)

Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ Nam (Ảnh: Internet)

Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ Bắc (Ảnh: Internet)

Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ Bắc (Ảnh: Internet)

Hệ thống loa giữa hai miền Nam - Bắc (Ảnh: Internet)

Hệ thống loa giữa hai miền Nam - Bắc (Ảnh: Internet)

Sông Bến Hải đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công từ bom đạn của kẻ thù. Mặc dù các đồn bốt được dựng lên bằng sắt thép, lưỡi lê và xe tăng, không gì có thể khuất phục được lòng dũng cảm, trí tuệ và niềm tin vững chắc vào chân lý của nhân dân hai bên bờ sông.

Sau hơn 20 năm kể từ khi được khôi phục, cầu Hiền Lương đã bắt đầu xuống cấp, với lan can bị phai màu sơn (Ảnh: VnExpress)

Sau hơn 20 năm kể từ khi được khôi phục, cầu Hiền Lương đã bắt đầu xuống cấp, với lan can bị phai màu sơn (Ảnh: VnExpress)

Sau hơn 20 năm kể từ khi được khôi phục, cầu Hiền Lương đã bắt đầu xuống cấp, với lan can bị phai màu sơn. Năm 2014, thành cầu được sơn lại, với màu xanh ở bờ Bắc và màu vàng ở bờ Nam, để tái hiện lại một giai đoạn lịch sử quan trọng.

Với giá trị lịch sử đặc biệt, Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ban hành ngày 09/12/2013.

>> Một công trình ngàn năm của Việt Nam vừa chính thức được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt

Tăng cường công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá

Tỉnh duy nhất nằm trong vùng Thủ đô nhưng không giáp Thủ đô chi gần 1.000 tỷ đồng để phục hồi di tích, xây dựng trung tâm thể thao

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-len-ke-hoach-trung-tu-cum-di-tich-quoc-gia-dac-biet-tung-la-diem-chia-cat-dat-nuoc-kinh-phi-80-ty-dong-d130371.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam lên kế hoạch trùng tu cụm Di tích Quốc gia đặc biệt từng là điểm 'chia cắt' đất nước, kinh phí 80 tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH