Doanh nghiệp

Việt Nam muốn xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng để phát triển vũ khí công nghệ cao

Kim Khánh 22/01/2025 - 08:42

Cấu trúc của tổ hợp công nghiệp quốc phòng bao gồm các hạt nhân công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp nòng cốt...

Bộ Quốc phòng đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, trong đó nổi bật là đề xuất thành lập tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Tổ hợp này sẽ đảm nhận vai trò chủ chốt trong sản xuất vũ khí và trang bị kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh chiến tranh hiện đại.

Nhiệm vụ của tổ hợp bao gồm nghiên cứu, phát triển công nghệ nền, công nghệ lõi và công nghệ lưỡng dụng, đồng thời tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ trong và ngoài nước. Đặc biệt, tổ hợp sẽ tập trung vào các loại vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với quốc phòng. Nhà nước sẽ tạo cơ chế ưu đãi nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy năng lực sản xuất và nâng cao khả năng nghiên cứu.

Cấu trúc của tổ hợp công nghiệp quốc phòng bao gồm các hạt nhân công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp nòng cốt, cơ sở công nghiệp động viên và các đơn vị liên quan. Đây là nền tảng quan trọng giúp hình thành chuỗi giá trị, thúc đẩy xuất khẩu và xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng và tự chủ.

>> Nóng: Viettel sẽ phóng được vệ tinh và có nhà máy sản xuất chip bán dẫn vào năm 2030

Bộ Quốc phòng đánh giá, trước tình hình thế giới phức tạp với sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí công nghệ cao như tác chiến điện tử, không gian mạng và chiến tranh thông tin, Việt Nam cần đổi mới chính sách để xây dựng nền công nghiệp quốc phòng tự lực và hiện đại.

Nghị quyết 08/2022 của Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổ chức lại các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, tiến tới thành lập một tổ hợp công nghiệp quốc phòng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu quả.

Tổ hợp sẽ hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo đủ năng lực sản xuất, sửa chữa vũ khí và trang bị kỹ thuật nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Khảo sát thực tiễn tại các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran cho thấy, các nước này đều xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng theo chuyên ngành như hàng không vũ trụ, đóng tàu quân sự. Việc Việt Nam chưa có quy định cụ thể về tổ hợp công nghiệp quốc phòng dẫn đến hạn chế trong hành lang pháp lý, ảnh hưởng đến sự liên kết và hợp tác giữa các cơ sở công nghiệp quốc phòng, tổ chức và doanh nghiệp.

"Việc xây dựng quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là yêu cầu cấp thiết nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc, thúc đẩy sự phát triển và hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam", Bộ Quốc phòng nhận định.

>> Viettel ​​​​​​​đề xuất cơ chế đặc biệt mua bí mật công nghệ cao

Tập đoàn công nghệ lớn thứ 2 Việt Nam công bố sáng kiến biến TP. HCM thành thành phố AI đầu tiên trên thế giới

Liên minh Công nghệ Việt - Séc chọn Quảng Trị để đề xuất xây Trung tâm thương mại

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/viet-nam-muon-xay-dung-to-hop-cong-nghiep-quoc-phong-de-phat-trien-vu-khi-cong-nghe-cao-272826.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam muốn xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng để phát triển vũ khí công nghệ cao
    POWERED BY ONECMS & INTECH