Việt Nam sở hữu 'mỏ vàng' mới của bất động sản, tốc độ tăng trưởng ở mức ấn tượng
Theo thống kê Savills, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các thương vụ giao dịch phân khúc này đạt gần 2 tỷ USD.
Mới đây, Công ty Savills đã có báo cáo mới liên quan đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành trung tâm dữ liệu, với nhiều loại hình khác nhau đang được mở rộng mạnh mẽ.
>> Thủ đô Hà Nội sắp có một tuyến du lịch mới
Đáng chú ý, thị trường trung tâm dữ liệu colocation (dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng 13,3% mỗi 5 năm, dự kiến đạt 19.069MW công suất công nghệ thông tin quan trọng vào năm 2028, tương đương gấp gần 2 lần so với năm 2023.
Savills ghi nhận, trong quý I/2024, các thương vụ mua lại trung tâm dữ liệu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đạt đỉnh 1,7 tỷ USD, tăng 81% so với quý trước và 325% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 80% tổng khối lượng đầu tư cho cả năm 2023.
Mặt khác, việc đảm bảo quỹ đất phù hợp và nguồn cung điện ổn định đã trở thành thách thức lớn với thị trường trung tâm dữ liệu; vị trí các trung tâm dữ liệu cần gần với các hạ tầng thiết yếu như mạng lưới điện và hệ thống internet; mức tiêu thụ năng lượng cao của các trung tâm dữ liệu lớn như hyperscale làm tăng áp lực lên lưới điện địa phương, gây ra các vấn đề về độ trễ và vận hành.
Cũng theo Savills, hiện nay thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong khu vực, với giá trị thị trường dự báo sẽ tăng lên 1,04 tỷ USD vào năm 2028, từ mức 561 triệu USD vào năm 2022, đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,7%.
Ông Thomas Rooney phân tích: "Việt Nam có 33 trung tâm dữ liệu với tổng số 48 nhà cung cấp dịch vụ và ước tính công suất khoảng 80MW tính đến quý I/2024. Các khu vực phía Bắc và phía Nam chiếm 94% nguồn cung trung tâm dữ liệu hiện có, khu vực miền Trung chỉ chiếm 6% trong đó, các trung tâm chính nằm ở Hà Nội và TP. HCM, lần lượt có 16 và 13 cơ sở đã được thiết lập. Do đó, nhu cầu về đất công nghiệp để xây dựng các trung tâm dữ liệu đang tăng lên tại các khu vực đô thị như Hà Nội và TP. HCM."
Nhằm khuyến khích sự phát triển của trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, Chính phủ đang tăng tốc trong quá trình chuyển đổi số, với các sáng kiến nhằm định hướng đất nước trở thành một trung tâm số quan trọng trong khu vực.
Chương trình Chuyển đổi số do Chính phủ hậu thuẫn đặt mục tiêu chuyển đổi 50% doanh nghiệp sang nền tảng số vào năm 2025. Kết nối 5G của Việt Nam cũng hỗ trợ triển khai các trung tâm dữ liệu biên và cung cấp kết nối đến người dùng cuối cùng với độ trễ thấp hơn.
"Việc phát triển các trung tâm dữ liệu cần có sự đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, từ việc đảm bảo nguồn cung điện ổn định đến việc xây dựng các cơ sở vật chất hiện đại. Điều này góp phần đẩy giá đất và chi phí thuê bất động sản công nghiệp tại các khu vực phía Bắc và phía Nam lên cao, đồng thời tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản và các nhà phát triển hạ tầng", chuyên gia Savills nói thêm.
Hiện nay, cảnh quan trung tâm dữ liệu ở Việt Nam chủ yếu do một số công ty viễn thông địa phương chi phối, bao gồm Viettel IDC, VNPT, CMC Telecom, FTP Telecom và VNG Cloud trong khi đó, các nhà khai thác nước ngoài như GDS, Telehouse và NTT, thường tham gia thị trường thông qua các liên doanh, chiếm một phần nhỏ hơn nhiều trong thị trường.
>> Thông tin mới nhất về đề xuất xây dựng hai khu đô thị của Tập đoàn Hưng Thịnh tại Nha Trang
Thị trường nhà phố Tp.HCM rục rịch tăng giá
Bức tranh đa sắc màu của thị trường BĐS 6 tháng đầu năm 2024: Vượt giai đoạn 'thăm dò' để bứt tốc