Thế giới

Láng giềng Việt Nam đưa siêu trung tâm dữ liệu lên núi cao gần 5.000m: Công suất đủ xử lý hàng triệu phép tính trong vài giây, tiết kiệm 320 triệu kWh điện

Thanh Lê 01/07/2025 07:39

Đây là trung tâm đầu tiên được xây dựng trên cao nguyên trong khuôn khổ chiến lược quốc gia “Dữ liệu miền Đông, Điện toán miền Tây”, cho thấy tham vọng của Bắc Kinh trong việc tái định hình bản đồ hạ tầng điện toán và giảm phụ thuộc vào công nghệ phương Tây.

Trung Quốc vừa chính thức đưa vào vận hành trung tâm siêu điện toán Yajiang-1 tại Tây Tạng – khu vực được mệnh danh là “nóc nhà thế giới”.

Ở giai đoạn đầu, trung tâm Yajiang-1 sẽ triển khai hơn 256 máy chủ điện toán hiệu năng cao, với tổng công suất xử lý lên tới 2.000 petaflop – đủ để xử lý hàng triệu phép tính trong vòng vài giây.

Láng giềng Việt Nam đưa siêu trung tâm dữ liệu lên núi cao gần 5.000m: Công suất đủ xử lý hàng triệu phép tính trong vài giây, tiết kiệm 320 triệu kWh điện - ảnh 1
Sáng kiến “Dữ liệu miền Đông, Điện toán miền Tây” được kỳ vọng sẽ giúp Bắc Kinh giải quyết tình trạng mất cân đối về tài nguyên kỹ thuật số giữa các khu vực

Khi đạt công suất tối đa, trung tâm có thể đảm nhiệm khoảng 4 triệu giờ huấn luyện trí tuệ nhân tạo (AI) mỗi năm, chủ yếu phục vụ nhu cầu tính toán từ khu vực miền Đông Trung Quốc – nơi tập trung các thành phố lớn như Thượng Hải, Hàng Châu, Thâm Quyến.

Được đặt ở độ cao trung bình 4.900m, khí hậu Tây Tạng lạnh quanh năm và có lượng oxy thấp, giúp giảm đáng kể chi phí làm mát – vốn thường chiếm 30–50% tổng chi phí vận hành của các trung tâm dữ liệu. Kết hợp cùng nguồn năng lượng tái tạo dồi dào (thủy điện, năng lượng mặt trời và gió), Yajiang-1 có thể tiết kiệm tới 320 triệu kilowatt-giờ điện và giảm hơn 280.000 tấn khí thải carbon mỗi năm.

Láng giềng Việt Nam đưa siêu trung tâm dữ liệu lên núi cao gần 5.000m: Công suất đủ xử lý hàng triệu phép tính trong vài giây, tiết kiệm 320 triệu kWh điện - ảnh 2
Trung tâm điện toán Yajiang-1 nằm ở độ cao 3.600m so với mực nước biển tại thành phố Sơn Nam, Tây Tạng

Trung tâm Yajiang-1 do công ty điện toán Yarlung Zangbo phát triển, phối hợp với chính quyền địa phương, với mục tiêu biến Tây Tạng thành một "vùng cao kỹ thuật số", phục vụ các lĩnh vực tiên tiến như huấn luyện AI, xe tự lái, y tế thông minh và giám sát sinh thái cao nguyên.

Theo ông Han Shuangshuang – Tổng giám đốc Yarlung Zangbo – trung tâm này sẽ là “nút thắt then chốt” trong kế hoạch xây dựng “đỉnh Everest điện toán” của Trung Quốc. Việc đưa siêu máy tính lên cao nguyên không chỉ là bước đi táo bạo về kỹ thuật, mà còn mang tính chiến lược nhằm phân bổ lại hạ tầng số giữa các vùng miền và giảm áp lực lên các trung tâm công nghệ phía Đông.

Chiến lược “Dữ liệu miền Đông, Điện toán miền Tây” được Bắc Kinh khởi động từ năm 2022, hướng đến việc di chuyển khối lượng xử lý dữ liệu từ các đô thị lớn ở phía Đông – nơi hạ tầng quá tải và năng lượng khan hiếm – sang các vùng phía Tây giàu tài nguyên và còn nhiều dư địa phát triển.

Tính đến nay, Trung Quốc đã xây dựng 8 trung tâm điện toán quốc gia tại các tỉnh phía Tây như Cam Túc, Quý Châu, Nội Mông và Ninh Hạ, cùng 4 trung tâm liên vùng ở Bắc Kinh, khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao, đồng bằng sông Dương Tử và vòng kinh tế Thành Đô – Trùng Khánh.

Láng giềng Việt Nam đưa siêu trung tâm dữ liệu lên núi cao gần 5.000m: Công suất đủ xử lý hàng triệu phép tính trong vài giây, tiết kiệm 320 triệu kWh điện - ảnh 3
Đây là trung tâm đầu tiên được xây dựng trên cao nguyên trong khuôn khổ chiến lược quốc gia “Dữ liệu miền Đông, Điện toán miền Tây”

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng siết chặt việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip và công nghệ AI sang Trung Quốc, việc đầu tư mạnh vào hạ tầng điện toán – đặc biệt là điện toán hiệu năng cao (HPC) – được coi là một phần trong chiến lược “tự cường công nghệ” của Bắc Kinh.

Trung Quốc đặt mục tiêu nâng tổng năng lực tính toán quốc gia lên hơn 300 exaflop vào năm 2025 – tăng hơn 50% so với năm 2023. Năng lực tính toán đang trở thành thước đo quyền lực công nghệ, là nền tảng để phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), phục vụ các ứng dụng AI như ChatGPT, DeepSeek và các hệ thống học sâu chuyên biệt khác.

Theo bảng xếp hạng toàn cầu giai đoạn 2022–2023, Trung Quốc và Mỹ đang là hai quốc gia dẫn đầu về chỉ số sức mạnh tính toán, bỏ xa các cường quốc công nghệ còn lại như Nhật Bản, Đức, Singapore và Anh.

Theo SCMP

>> Không đàm phán nữa: Ông Trump có tuyên bố gây sốc cho hàng loạt đối tác thương mại

Người dân Đông Nam Á đổ xô đến thành phố này của Trung Quốc, chuyện gì đây?

Báo động hàng loạt nhà máy ô tô có thể đóng cửa vì 'cú sốc Trung Quốc', chuyện gì xảy ra?

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/lang-gieng-viet-nam-dua-sieu-trung-tam-du-lieu-len-nui-cao-gan-5000m-cong-suat-du-xu-ly-hang-trieu-phep-tinh-trong-vai-giay-tiet-kiem-320-trieu-kwh-dien-145724.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Láng giềng Việt Nam đưa siêu trung tâm dữ liệu lên núi cao gần 5.000m: Công suất đủ xử lý hàng triệu phép tính trong vài giây, tiết kiệm 320 triệu kWh điện
    POWERED BY ONECMS & INTECH