Vietnam Airlines công bố BCTC kiểm toán 2022: Âm vốn chủ sở hữu 11.000 tỷ, lỗ lũy kế 35.000 tỷ đồng

09-12-2023 02:49|Hồ Nga

Vietnam Airlines (HVN) đang nợ quá hạn gần 15.400 tỷ đồng, kiếm toán nhấn mạnh khả năng hoạt động liên tục.

Tổng công ty hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – mã chứng khoán HVN) công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Số liệu sau kiểm toán có chênh lệch nhiều so với báo cáo tài chính quý 4/2022 công ty tự lập.

Lỗ 11.200 tỷ đồng năm 2022

Báo cáo ghi nhận doanh thu năm 2022 đạt 70.410 tỷ đồng, gấp 2,5 lần doanh thu năm 2021 nhờ hoạt động vận tải hành khách sôi động trở lại sau năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covi-19. Doanh thu sau kiểm toán bị điều chỉnh giảm 168 tỷ đồng so với số liệu công ty tự lập. Trừ giá vốn, Vietnam Airlines lỗ gộp 2.876 tỷ đồng.

Trong năm doanh thu tài chính giảm 37% so với cùng kỳ, còn 980 tỷ đồng. Trong khi đó gánh nặng chi phí tài chính lên đến 4.432 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do khoản lỗ tỷ giá 2.265 tỷ đồng. Doanh thu tăng cũng kéo theo chi phí bán hàng tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ, lên 3.195 tỷ đồng chủ yếu do tăng chi phí đặt vé giữ chỗ và chi phí khác.

Kết quả, Vietnam Airlines lỗ 11.223 tỷ đồng sau thuế, cải thiện giảm lỗ 2.000 tỷ đồng so với con số âm 13.279 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2021.

Số lỗ khủng hơn 11.200 tỷ đồng khiến Vietnam Airlines nâng tổng lỗ lũy kế lên 35.072 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 11.055 tỷ đồng.

Còn 9 tháng đầu năm 2023 doanh thu thuần đạt 67.628 tỷ đồng và còn lỗ tiếp 3.534 tỷ đồng.

>> Vietnam Airlines (HVN) lỗ quý thứ 15 liên tiếp, có gần 3.900 tỷ tiền nhàn rỗi

Vietnam Airlines công bố BCTC kiểm toán 2022: Âm vốn chủ sở hữu 11.000 tỷ, lỗ lũy kế 35.000 tỷ đồng
Kết qủa kinh doanh của Vietnam Airlines

>> Bức tranh tình hình kinh doanh đối lập của ngành đường sắt và hàng không sau đại dịch

Nợ quá hạn 15.400 tỷ đồng

Tính đến 31/12/2022 tiền và các khoản tương đương tiền của Vietnam Airlines đạt 2.490 tỷ đồng, tăng 777 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn (2.254 tỷ đồng). Số tiền gửi không kỳ hạn này có 872 tỷ đồng bị hạn chế sử dụng. Trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn không quá 12 tháng còn 905 tỷ đồng, giảm 1.331 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Các khoản phải thu ngắn hạn gần 4.900 tỷ đồng – tăng 900 tỷ đồng so với đầu kỳ, trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng 3.983 tỷ đồng (tăng 1.850 tỷ đồng so với đầu kỳ), chủ yếu do tăng phải thu từ các đại lý bán sản phẩm vận chuyển hàng khách, các hãng hàng không và khách hàng khác. Trong số này, Vietnam Airlines đã phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 207 tỷ đồng.

Số trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đến từ các khoản nợ xấu. Vietnam Airlines còn phải gánh khoản nợ xấu 335 tỷ đồng. Nợ xấu chủ yếu từ hãng hàng không Cambodia Angkor Air (206 tỷ đồng); Hãng hàng không Đông Dương (38 tỷ đồng – đã trích lập dự phòng 100%)…

Báo cáo ghi nhận trong năm 2022 Vietnam Airlines đã thanh lý, nhượng bán các máy bay, động cơ máy bay với tổng giá trị hơn 797 tỷ đồng; hơn 20 tỷ đồng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mặt đất.

Tổng cộng tài sản đến cuối năm còn 60.636 tỷ đồng, giảm hơn 2.400 tỷ đồng so với đầu năm.

Vietnam Airlines công bố BCTC kiểm toán 2022: Âm vốn chủ sở hữu 11.000 tỷ, lỗ lũy kế 35.000 tỷ đồng
Nợ xấu của Vietnam Airlines

Ở chiều ngược lại, tổng nợ phải trả tăng mạnh hơn 9.100 tỷ đồng so với đầu năm, lên 71,691 tỷ đồng. Trong đố đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 13.400 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn 14.868 tỷ đồng (giảm 5.555 tỷ đồng so với đầu năm).

Báo cáo ghi nhận đến 31/12/2022 Tổng công ty có khoản nợ phải trả chưa thanh toán 15.396 tỷ đồng. Vietnam Airlines cũng cung cấp thông tin mới nhất, khoảng 4.373 tỷ đồng nợ đã được các đối tác đồng ý cơ cấu lại kỳ hạn thanh toán sang năm tiếp theo, và đang đàm phán tiếp với các đối tác khác.

Chủ nợ lớn nhất vủa Vietnam Airlines là Vietcombank với dư nợ ngắn hạn 2.467 tỷ đồng và dư nợ dài hạn 3.572 tỷ đồng. Tổng nợ lên hơn 6.000 tỷ đồng.

Các khoản nợ dài hạn còn có Tập đoàn IMG; CityBank, MUFG, eabank (SSB), MSB, BIDV và Eximbank.

Báo cáo tài chính cũng ghi rõ số dư tài sản đảm bảo được hình thành từ vốn vay là 4.208 tỷ đồng (số đầu năm là 5.722 tỷ đòng). Các khoản vay còn lại không có tài sản đảm bảo.

Vietnam Airlines công bố BCTC kiểm toán 2022: Âm vốn chủ sở hữu 11.000 tỷ, lỗ lũy kế 35.000 tỷ đồng
Vietnam Airlines công bố BCTC kiểm toán 2022: Âm vốn chủ sở hữu 11.000 tỷ, lỗ lũy kế 35.000 tỷ đồng

Chủ nợ dài hạn của Vietnam Airlines

Tại ngày 31/12/2022 số dư các khoản nợ thuê tài chính được đảm bảo bằng bảo lãnh của Bộ Tài chính là 11.563 tỷ đồng (số đầu năm là 13.966 tỷ đồng).

>> Vietnam Airlines tiếp tục lỗi hẹn ngày ĐHĐCĐ thường niên 2023

Kiếm toán nêu vấn đề nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục

Kiểm toán nêu vấn đề nhấn mạnh, lưu ý người đọc về nợ ngắn hạn tại ngày 31/12/2022 vượt quá tổng tài sản ngắn hạn với số tiền 39.470 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu âm 11.056 tỷ đồng. Khoản phải trả quá hạn của Tổng công ty là 15.396 tỷ đồng.

Kiểm toán lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các khoản phải tra cho các nhà cung cấp.

>> Tập đoàn của vua mía đường Đặng Văn Thành bắt tay Vietnam Airlines

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ về hỗ trợ gia hạn trả nợ khoản vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng cho Vietnam Airlines

Tập đoàn sản xuất máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vietnam-airlines-cong-bo-bctc-kiem-toan-2022-am-von-chu-so-huu-11000-ty-lo-luy-ke-35000-ty-dong-214777.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vietnam Airlines công bố BCTC kiểm toán 2022: Âm vốn chủ sở hữu 11.000 tỷ, lỗ lũy kế 35.000 tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH