VN-Index năm 2022 - Kỳ vọng câu chuyện nâng hạng thị trường

13-12-2021 07:35|Minh Anh

Nhận định về triển vọng của VN-Index sang năm 2022, VNDIRECT dự báo chỉ số sẽ đạt mức 1.700 - 1.750 điểm trên cơ sở P/E khoảng 16 - 16,5 lần.

Trong báo cáo chiến lược đầu tư mới công bố, CTCK VNDIRECT đánh giá, sau quý III/2021 "mất đà" vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế Việt Nam đang vận hành ở “trạng thái bình thường mới” với tỷ lệ phủ vaccine cao và từng bước mở cửa với thế giới.

VNDIRECT đưa ra dự báo GDP năm 2022 sẽ đạt mức tăng trưởng 7,5% và được thúc đẩy bởi bốn động lực chính liên quan đến hoạt động sản xuất khi cầu nội địa phục hồi, xuất khẩu, FDI và các gói hỗ trợ tài khóa sắp triển khai.

Xét về tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, con số này trong quý III vừa qua đã giảm xuống còn 15,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng lợi nhuận vẫn đạt mức ấn tượng 53,4% yoy. 

Theo đó, VNDIRECT ước tính, EPS của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng 39% trong năm 2021 và duy trì mức tăng trưởng bình quân 20% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2022 - 2023.

Cụ thể, đà tăng của EPS thị trường chủ yếu sẽ được dẫn dắt bởi kết quả ổn định của nhóm bất động sản và dầu khí cũng như sự phục hồi tăng trưởng của nhóm bán lẻ và thực phẩm đồ uống (F&B).

Nhận định về triển vọng của VN-Index sang năm 2022, VNDIRECT dự báo, chỉ số sẽ đạt mức 1.700 - 1.750 điểm trên cơ sở P/E khoảng 16 - 16,5 lần và tăng trưởng lợi nhuận 23% so với cùng kỳ.

Động lực cho đà tăng của thị trường có thể kéo dài nhờ việc nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng và sự tham gia ngày càng nhiều của dòng vốn cá nhân trong nước.

Ngoài ra, việc nâng hạng lên thị trường mới nổi MSCI của Việt Nam sớm hơn dự kiến cũng giúp thị trường có dư địa tăng giá.

Tại thời điểm ngày 6/12/2021, theo dữ liệu của Bloomberg, VN-Index đang giao dịch ở mức P/E 12 tháng (TTM P/E) là 16,7 lần, thấp hơn so với mức P/E 17,3 lần vào đầu năm 2021 đồng thời chiếu khấu khoảng 9% kể từ mức đỉnh hồi tháng 6/2021. So với các nước trong khu vực, P/E dự phóng của Việt Nam đang rẻ so với tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2022 - 2023.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, Việt Nam vẫn là thị trường cận biên trong khi hầu hết các thị trường trong khu vực đều đã là thị trường mới nổi.

Nội dung trích dẫn...

Ngoài ra, câu chuyên thoái vốn cũng là điều VNDIRECT lưu ý với nhà đầu tư khi trong năm 2022, Cục Tài chính doanh nghiệp dự kiến thu về 10.000 tỷ đồng từ nguồn thu cổ phần hóa và thoái vốn giai đoạn trước chưa nộp ngân sách Nhà nước hoặc đang để tại địa phương và 20.000 tỷ đồng cho ngân sách Trung ương từ thoái vốn Nnước tại 6 doanh nghiệp thời gian tới bao gồm FPT, Bảo hiểm Bảo Minh (BMI), Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) và CTCP Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (BHN).

KQKD quý IV/2023: VNDirect (VND) tạm giữ ngôi vương với mức tăng trưởng lợi nhuận 116 lần

VNDirect: Bài toán lợi ích - rủi ro trong câu chuyện phát hành cổ phiếu riêng lẻ

Đón đầu giai đoạn thị trường chứng khoán phục hồi

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vn-index-nam-2022-ky-vong-cau-chuyen-nang-hang-thi-truong-129010.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
VN-Index năm 2022 - Kỳ vọng câu chuyện nâng hạng thị trường
POWERED BY ONECMS & INTECH