VN-Index tăng 17 điểm, NVL, DXG, DIG tăng trần, cổ phiếu bất động sản bay cao
Trong phiên VN-Index áp sát cao điểm 1.190, các nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, mía đường trở thành điểm đến chính của dòng tiền bắt đáy.
15h:
Kết phiên, cả 3 chỉ số đại diện các sàn đều tăng trên 1% trong đó HNX-Index tăng 5,16 điểm (+2,17%) và đóng cửa cao nhất phiên (mức 243,23 điểm). VN-Index tăng gần 17 điểm và tiệm cận mốc 1.190.
Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 21.300 tỷ đồng - cải thiện đáng kể so với phiên trước đó.
Khối ngoại mua ròng gần 200 tỷ trên cả 3 sàn trong đó VHM, HCM, DXG, VNM, TPB, STB là các cổ phiếu được gom từ 1 - 2 triệu đơn vị. Ở chiều ngược lại, VPB bị bán hơn 3,1 triệu cp, các mã DPM, MWG, CTG bị bán từ 1,3 - 1,8 triệu cp.
Sự đồng thuận diễn ra ở hầu hết các nhóm ngành trong đó nổi bật nhất là nhóm bất động sản, chứng khoán và các cổ phiếu ngành đường.
Từ sự tích cực của nhóm cổ phiếu mía đường như LSS, SBT, KTS (tăng trần), SLS, QNS tăng trên 6%, dòng tiền nhanh chóng lan tỏa ra các nhóm ngành khác trong đó có chứng khoán và bất động sản.
Ở nhóm địa ốc, bên cạnh SJS trần từ sớm, sau 13h30, các mã DIG, DXG, DXS đồng loạt được kéo hết biên độ; các gương mặt vốn hóa lớn như NVL, NLG, PDR, KDH cũng tăng từ 3 - 6%; nhóm cổ phiếu có yếu tố đầu cơ như CEO, HPX, ITA, HQC, SCR, NRX,... cũng tăng rất mạnh. Đáng buồn khi VIC là gương mặt duy nhất "bị bỏ lại" trong ngày thị trường được hưởng niềm vui.
Ở nhóm chứng khoán, SHS, SSI tăng trên 5%, VND, FTS, BSI, VCI, HCM tăng trên 3% trong khi VIX bất ngờ được kéo lên mức giá trần 17.850 đồng/cp trong phiên ATC.
14h18:
Nhóm cổ phiếu bất động sản đồng loạt tăng mạnh. bên cạnh sắc tím của DXG, các cổ phiếu NVL, NLG, NRC,... cũng được kéo lên mức giá trần.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán như VND, SSI, VCI, SHS,... cũng tăng từ 3 - 6%. Sắc xanh phủ bóng các ngành với trên 600 mã tăng so với chỉ 290 mã giảm giá.
VN-Index tăng 17 điểm lên mức 1.189 điểm.
13h39:
Dòng tiền gia tăng ngay đầu phiên chiều nhanh chóng nới rộng biên độ tăng của VN-Index lên mức 11 điểm qua đó vượt mốc 1.180.
số mã tăng ở nhóm VN30 tăng lên mức 25 cổ phiếu trong đó FPT tăng 4,9%, SSI tăng 3,5%, MSN, SAB tăng trên 2%,... VIC và BCM đang là 2 mã tác động tiêu cực hất khi giảm quanh biên độ 2%.
Cổ phiếu HBC mở cửa nhanh chóng được kéo lên mức giá trần sau thông tin trúng gói thầu tỷ USD tại nước ngoài.
DXG cũng nhấp nháy giá trần 20.200 đồng; các mã cùng ngành là DIG, BCG, NLG, PDR, CRE, NVL, KDH cũng tăng từ 2 - 3%.
11h30:
Bước vào giờ nghỉ, VN-Index tăng gần 5 điểm lên mức 1.177 điểm, HNX-Index tăng 0,5 điểm lên 238,61 điểm.
Lực bán không còn mạnh như những phiên trước đó. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư ngay trước thềm nghỉ lễ 2/9 khiến thanh khoản thị trường trầm lắng với chỉ hơn 6.500 tỷ đồng.
Ở nhóm bất động sản - xây dựng, nhiều mã nột bật như NVL, DIG, DXG, VCG, BCG… tăng điểm tốt. Tuy vậy, vẫn có những mã giảm điểm như VIC (giảm tới 2%), TCH, LCG, CTD, BCM,…
Nhóm ngân hàng có diễn biến tích cực hơn với 12/18 mã tăng giá. VCB, TCB đang tác động tốt tới đà tăng của VN-Index. FPT với đà tăng hơn 4% lên sát mốc 90.000 đồng. Đây cũng là mức kỷ lục trong lịch sử niêm yết của mã này.
Nhóm bán lẻ có một phiên sáng khá tích cực. MWG, FRT, VGC đều tăng tốt.
Tâm điểm phiên sáng thuộc về nhóm cổ phiếu ngành đường trong đó SBT và LSS tăng trần, SLS và QNS cũng tăng trên 6%.
Xem thêm: Cổ phiếu FPT lập đỉnh lịch sử trước thềm tạm ứng cổ tức bằng tiền
10h:
Thị trường chứng khoán mở cửa tăng nhẹ lên mức 1.175 điểm với sự hồi phục nhẹ của nhóm cổ phiếu VN30. Tuy vậy, lực tăng chỉ ở mức cầm chừng trong bối cảnh các cổ phiếu đầu đàn như VCB, VIC, CTG, BID vẫn đỏ giá.
Cổ phiếu SSB sau phiên hồi về tham chiếu trước đó đã giảm trở lại 4% ngay đầu phiên này. Ngược lại, SAB và FPT với thông tin sắp trả cổ tức đang tăng mạnh nhất nhóm (cùng trên 2%).
Tâm điểm thị trường thuộc về nhóm cổ phiếu ngành đường khi SBT và LSS đều được đẩy lên mức giá trần với dư mua giá trần lớn; QNS tăng 7,6% và SLS tăng 6,4%.
Thông tin đáng chú ý, Chính phủ Ấn Độ dự kiến cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong các niên vụ tiếp theo kể từ tháng 10 năm nay (lần đầu tiên sau 7 năm) do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt gây sụt giảm đáng kể sản lượng mía tại đây.
Đa số các chỉ số ngành đều đang tăng nhẹ. Mặc dù vậy, thanh khoản thị trường chỉ chưa đầy 2.400 tỷ đồng sau 1h giao dịch đầu tiên.
Phó Chủ tịch mía đường Lam Sơn muốn 'gom' 3 triệu cổ phiếu LSS
Danh tính 7 doanh nghiệp trúng thầu 121.000 tấn đường nhập khẩu năm 2024