Vụ nổ phi hạt nhân lớn bậc nhất thế giới 'hủy diệt' cả một cảng biển, khiến 90% khách sạn và bệnh viện bị phá hủy, hơn 6.500 thương vong

02-04-2024 13:24|Quỳnh Châu

Thiệt hại do vụ nổ đã làm tê liệt hơn một nửa thành phố, riêng thiệt hại về vật chất đã lên tới hàng tỷ USD.

Chiều ngày 4/8/2020, một ngọn lửa lớn xuất hiện ở Nhà kho 12 tại cảng Beirut (Thủ đô Beirut, Lebanon). Nhà kho 12 nằm cạnh silo hạt và chứa số Amoni Nitrat đã bị tịch thu từ chiếc tàu MV Rhosus cùng với một lượng pháo hoa. Khoảng 17h55 giờ địa phương, một đội 9 lính cứu hỏa và 1 nhân viên cứu thương được điều đi dập đám cháy. Khi đến nơi, đội ngũ chữa cháy báo rằng "có gì không ổn" khi ngọn lửa rất lớn và tạo ra một âm thanh khủng khiếp...

Vụ nổ phi hạt nhân lớn bậc nhất thế giới 'hủy diệt' cả một cảng biển, khiến 90% khách sạn và bệnh viện bị phá hủy, hơn 6.500 thương vong
Vụ nổ kinh hoàng ở khu vực cảng của Beirut, Lebanon

Vụ nổ đầu tiên, vào khoảng 18h07 giờ địa phương, làm bốc lên một cột khói cùng những chớp sáng từ số pháo hoa trong kho. Vụ nổ thứ hai, xảy ra khoảng 33-35s sau, lớn hơn rất nhiều, làm rung chuyển trung tâm Beirut và phóng ra một đám mây đỏ cam vào khí quyển, bao quanh bởi một đám mây ngưng tụ màu trắng trong chốc lát.

Vụ nổ này đã phá hủy nhiều khu vực ở Thủ đô của Lebanon. Theo các chuyên gia, vụ nổ Beirut gây ra bởi vụ nổ 2.750 tấn phân bón Amoni Nitrat trong kho chứa, có sức công phá tương đương từ 1-1,5 tấn thuốc nổ TNT.

Trong khi đó, vụ nổ gây ra trong vụ đánh bom thành phố Oklahoma (tiểu bang Oklahoma, Mỹ) chỉ chứa khoảng 2,5 tấn Amoni Nitrat. Điều này khiến vụ nổ Beirut trở thành một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất trên thế giới.

Vụ nổ phi hạt nhân lớn bậc nhất thế giới 'hủy diệt' cả một cảng biển, khiến 90% khách sạn và bệnh viện bị phá hủy, hơn 6.500 thương vong
Cảnh tan hoang gần cảng của Beirut

Sóng địa chấn do vụ nổ gây ra từ 3,3-4,5 độ richter dưới lòng đất mặc dù vụ nổ được diễn ra ở trên bề mặt Trái Đất. Theo các chuyên gia, vụ nổ có cường độ bằng 1/10 so với quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima trong Thế chiến II.

Có 2 vụ nổ đã làm rung chuyển Beirut, trong đó vụ thứ hai lớn hơn vụ đầu tiên. Vụ nổ đủ mạnh để làm lật các xe hơi, làm rung lắc và gây hư hại cho các tòa nhà. Vụ nổ thứ hai đã thổi bay kính từ các ban công và cửa sổ của các tòa nhà. Vụ nổ này cũng có thể được cảm nhận tại Cyprus, nằm cách Beirut hơn 160km.

Cảng Beirut hoàn toàn bị tàn phá bởi vụ nổ. Sự tàn phá do vụ nổ gây ra quá lớn, đến nỗi cảng không còn hoạt động và nhiều đoạn của nó đã bị san bằng. Thật không may, làn sóng hủy diệt không kết thúc ở đó. Theo báo cáo, một đoạn bờ biển của Beirut cũng đã bị phá hủy do vụ nổ.

Hơn nữa, 90% khách sạn và ba bệnh viện đã bị phá hủy hoàn toàn do vụ nổ. Người dân Beirut, những người được đưa đến bệnh viện sau vụ nổ đều phải điều trị trên đường phố.

Thiệt hại do vụ nổ đã làm tê liệt hơn một nửa thành phố, riêng thiệt hại về vật chất đã lên tới hàng tỷ USD. Các cột mốc, bảo tàng, tàu và một số khía cạnh khác của thành phố đã bị thiệt hại nặng nề trong vụ nổ.

Vụ nổ phi hạt nhân lớn bậc nhất thế giới 'hủy diệt' cả một cảng biển, khiến 90% khách sạn và bệnh viện bị phá hủy, hơn 6.500 thương vong
Vụ nổ phi hạt nhân lớn bậc nhất thế giới 'hủy diệt' cả một cảng biển, khiến 90% khách sạn và bệnh viện bị phá hủy, hơn 6.500 thương vong
Những hình ảnh không thể quên về vụ nổ kinh hoàng ở cảng Beirut

Trong vòng vài phút sau vụ nổ tại cảng Beirut, những hình ảnh về sự tàn phá, hậu quả của vụ nổ đã lan truyền trên khắp các mạng xã hội. Trong những giờ và ngày sau đó, cư dân đã chứng kiến mức độ thiệt hại khủng khiếp, thành phố của họ bị "biến dạng" và có những khu vực gần như không thể nhận ra. Vụ nổ khiến hơn 220 người tử vong và làm bị thương ít nhất 6.500 người.

Được biết, cảng Beirut cung cấp 60% tổng lượng hàng nhập khẩu của Lebanon, bao gồm 80% lượng hàng nhập khẩu thực phẩm. Một yếu tố tiêu cực đối với Lebanon là thực tế vụ nổ xảy ra trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tại quốc gia này phát sinh sau khi tình trạng khẩn cấp được đưa ra liên quan đến đại dịch COVID-19, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Vụ nổ đã dẫn đến bạo loạn ở Thủ đô của Lebanon, bắt đầu tại thành phố này vào ngày 8/8/2020.

Vụ nổ phi hạt nhân lớn bậc nhất thế giới 'hủy diệt' cả một cảng biển, khiến 90% khách sạn và bệnh viện bị phá hủy, hơn 6.500 thương vong
Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy tại cảng Beirut

Hơn 3 năm trôi qua, cuộc điều tra về vụ nổ ở Beirut gần như bế tắc, trong khi những người sống sót vẫn khao khát có được câu trả lời. Vụ nổ xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế Lebanon khủng hoảng nghiêm trọng. Trong đó, Ngân hàng Thế giới gọi đây là một trong những vụ sụp đổ nền kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại và bị cáo buộc là do thực trạng tham nhũng và quản lý yếu kém của giới chức cầm quyền.

Mức độ nghiêm trọng của các vụ nổ ở Beirut ngày 4/8/2020 đã gợi lại những ngày tháng khi bom đạn và hỗn loạn diễn ra ở Lebanon, cả trong cuộc nội chiến năm 1975-1990 và khoảng thời gian sau đó, gồm các cuộc xung đột lác đác giữa Israel và nhóm Hezbollah, theo báo New York Times.

>> Vụ nổ có sức công phá mạnh gấp 1.000 lần quả bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki và Hiroshima, hàng triệu tấn cát bắn lên không trung bao trùm người dân sống trên đảo

Vụ nổ sức công phá mạnh hơn 660 quả bom nguyên tử, 'xóa sổ' 5% tầng ozone, gây gián đoạn tín hiệu vệ tinh khắp nửa vòng Trái Đất

Vụ nổ kinh hoàng sức công phá mạnh ngang 100.000 quả bom nguyên tử trên Mặt Trời

Vụ nổ lò phản ứng hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại, lượng bức xạ gấp 400 lần bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-no-phi-hat-nhan-lon-bac-nhat-the-gioi-huy-diet-ca-mot-cang-bien-khien-90-khach-san-va-benh-vien-bi-pha-huy-hon-6500-thuong-vong-228886.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vụ nổ phi hạt nhân lớn bậc nhất thế giới 'hủy diệt' cả một cảng biển, khiến 90% khách sạn và bệnh viện bị phá hủy, hơn 6.500 thương vong
POWERED BY ONECMS & INTECH