Doanh nghiệp

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lộ nguyên nhân Trương Mỹ Lan phải phát hành trái phiếu

Hồ Nga 15/07/2024 23:04

Việc làm các hồ sơ cấp tín dụng để rút tiền tại SCB rất dễ, tại sao Trương Mỹ Lan vẫn phải dùng chiêu phát hành trái phiếu huy động vốn?

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ở giai đoạn 2, các bị can bị khởi tố với 3 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Do SCB bị thanh tra, Trương Mỹ Lan mới tính chuyện phát hành trái phiếu

Cáo trạng ghi rõ, khoảng tháng 8/2018, ngân hàng SCB đang ở trong tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra, việc xin cấp tín dụng của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gặp khó khăn, kèm theo đó, tình hình nợ xấu kéo dài.

Do vậy, Trương Mỹ Lan đã ra chủ trương, và họp với Đinh Văn Thành, Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Phương Hồng, Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Chứng khoán TVSI) và Hồ Bửu Phương.

Nội dung chính buổi họp nhằm tư vấn phát hành, chào bán trái phiếu riêng lẻ. Mục đích huy động tiền từ người dân để trả nợ ngân hàng, đầu tư dự án và các mục đích khác.

9.png
Các nhân sự chủ chốt tham gia họp bàn phát hành trái phiếu cùng Trương Mỹ Lan

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Chiếm đoạt 445.748 tỷ đồng, Trương Mỹ Lan dùng vào những đâu?

Dòng tiền khống đi qua, nhóm Vạn Thịnh Phát đang nợ 30.081 tỷ đồng trái phiếu

Kết quả, từ 2018-2020, các nhân sự chủ chốt chọn 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra để phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, không có tài sản đảm bảo. Giá trị trái phiếu phát hành 30.869 tỷ đồng.

Nhóm phát hành đã tạo dòng tiền khống để hợp thức nhà đầu tư sơ cấp cho 8 công ty thuộc Tập đoàn VTP mua toàn bộ số trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Sau đó nhóm này sử dụng các công ty ma, người thuê, để đứng tên các khoản vay, ký khống chứng từ, tài liệu, phối hợp với SCB thực hiện các giao dịch nộp/rút tiền mặt/chuyển tiền tại ngân hàng.

Thực chất các lệnh đi tiền là dòng tiền khống, đảm bảo luôn cân đối quỹ tiền mặt hàng ngày.

Tính đến thời điểm khởi tố vụ án 7/10/2022, nhóm 4 công ty nêu trên còn dư nợ 30.081 tỷ dồng của 35.824 bị hại, không có khả năng thanh toán.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lời khai Nguyễn Phương Hồng lộ diện người xây phương án ‘chạy’ dòng tiền

35.824 nhà đầu tư là bị hại trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Vụ Vạn Thịnh Phát: Truy tố thêm tội danh với bà Trương Mỹ Lan

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-giai-doan-2-lo-nguyen-nhan-truong-my-lan-phai-phat-hanh-trai-phieu-242075.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lộ nguyên nhân Trương Mỹ Lan phải phát hành trái phiếu
    POWERED BY ONECMS & INTECH