Thế giới

Vượt Mỹ, láng giềng Việt Nam 'bắn trúng' Mặt Trăng giữa ban ngày, mở đường chinh phục không gian sâu

Ngọc Hân 22/05/2025 00:23

Thí nghiệm này không chỉ mở rộng giới hạn kỹ thuật định vị bằng laser mà còn đặt nền móng cho hệ thống liên lạc và điều hướng phục vụ tham vọng thiết lập căn cứ lâu dài trên Mặt Trăng của Bắc Kinh.

Trung Quốc vừa thực hiện thành công một kỳ tích chưa từng có: bắn tia laser chính xác xuyên qua 130.000km không gian giữa ban ngày, phản xạ từ một vệ tinh quay quanh Mặt Trăng và đo được tín hiệu trở lại. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện phép đo khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng bằng laser dưới điều kiện ánh sáng mạnh.

Cuộc thử nghiệm kéo dài hai ngày (26–27/4) do Phòng thí nghiệm Thăm dò Không gian Sâu (DSEL) thực hiện, sử dụng vệ tinh Tiandu-1 – một trong ba vệ tinh được phóng vào tháng 3/2024 để xây dựng nền tảng cho mạng lưới liên lạc và định vị giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Kỹ thuật định vị bằng laser được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc xác định quỹ đạo chính xác: các trạm mặt đất phát xung laser trong vài nano giây, phản xạ từ gương đặt trên tàu vũ trụ và quay lại, cho phép đo khoảng cách với độ chính xác tới từng centimet.

Vượt Mỹ, láng giềng Việt Nam 'bắn trúng' Mặt Trăng giữa ban ngày, mở đường chinh phục không gian sâu - ảnh 1
Trung Quốc lần đầu 'bắn trúng' Mặt trăng bằng laser giữa ban ngày. Ảnh: IE

Dù kỹ thuật này đã phổ biến với vệ tinh tầm thấp – kể cả ban ngày – nhưng nhiễu sáng mặt trời từng khiến việc đo khoảng cách đến Mặt Trăng chỉ khả thi vào ban đêm.

Theo DSEL, thành công giữa ban ngày “mở rộng giới hạn công nghệ” và sẽ nâng cao độ chính xác trong việc theo dõi các sứ mệnh không gian sâu trong tương lai. Nhóm nghiên cứu tại Đài thiên văn Vân Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) xác nhận đã thu được tín hiệu rõ ràng từ Tiandu-1 khi vệ tinh này cách Mặt Trăng khoảng 1/3 quãng đường.

Độ chính xác “như bắn trúng sợi tóc”

Do các vệ tinh di chuyển với tốc độ cao trong không gian cận Mặt Trăng, DSEL ví việc định vị giống như “ngắm trúng mục tiêu cỡ sợi tóc từ khoảng cách hơn 10km trong khi vẫn phải theo dõi chính xác”.

Việc đạt được độ chính xác này giữa ban ngày đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể thu thập dữ liệu quỹ đạo bất kỳ khi nào Tiandu-1 nằm trong tầm quan sát, từ đó tăng tần suất đo đạc và cải thiện độ chính xác trong định vị khoảng cách dài.

Kỹ thuật này là nền tảng cho chùm vệ tinh Queqiao – mạng lưới định vị và tiếp sóng giúp Trung Quốc - duy trì liên lạc liên tục, cung cấp thời gian chính xác và hỗ trợ điều hướng tự động cho các tàu đổ bộ, robot thám hiểm và sau này là phi hành gia trên Mặt Trăng.

Tăng cường hiện diện trên Mặt Trăng

Tiandu-1 được phóng cùng Tiandu-2 và vệ tinh tiếp sóng lớn hơn Queqiao-2 vào năm ngoái nhằm thử nghiệm hạ tầng kỹ thuật cho chùm vệ tinh nói trên. Kể từ đó, hai vệ tinh đã chụp được hình ảnh bề mặt Mặt Trăng với độ chi tiết cao và xác thực khả năng liên lạc liên vệ tinh.

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đặt mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng trước năm 2030 và sẽ bắt đầu xây dựng Trạm Nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (một cơ sở cố định tại cực Nam Mặt Trăng) từ năm 2035, hợp tác với Nga.

Định vị bằng laser chính xác cao sẽ là nền tảng cho mọi hoạt động, từ điều hướng khi hạ cánh đến điều phối các đội robot thám hiểm các hố núi lửa ở vùng tối vĩnh cửu giàu băng nước.

Cuộc thử nghiệm lần này diễn ra không lâu sau khi Trung Quốc phóng tàu Chang'e-6 và mang về mẫu đất đầu tiên từ phía xa của Mặt Trăng hôm 3/5 – một cột mốc khác cho thấy tầm quan trọng của kết nối không gian vững chắc giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

DSEL cho biết sẽ tiếp tục mở rộng các thử nghiệm laser ban ngày với tầm xa lớn hơn và tần suất cao hơn, hướng tới việc tích hợp kỹ thuật này vào các hoạt động không gian sâu thường xuyên.

Theo Interesting Engineering

>> Láng giềng Việt Nam giới thiệu hệ thống mã hóa lượng tử đầu tiên trên thế giới, tuyên bố ‘không thể bị hack’

Láng giềng Việt Nam chính thức ra mắt ‘đội quân thép’ không người lái lớn nhất thế giới, mở ra kỷ nguyên khai khoáng thông minh

Láng giềng Việt Nam chế tạo thành công máy bay không người lái siêu nhẹ, nặng chưa đến 250gram nhưng đạt tốc độ gần 360km/h

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/vuot-my-lang-gieng-viet-nam-ban-trung-mat-trang-giua-ban-ngay-mo-duong-chinh-phuc-khong-gian-sau-142896.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Vượt Mỹ, láng giềng Việt Nam 'bắn trúng' Mặt Trăng giữa ban ngày, mở đường chinh phục không gian sâu
    POWERED BY ONECMS & INTECH