Xã hội

Xây dựng chuỗi 10 ‘siêu’ đập thủy điện khổng lồ dọc một con sông, cường quốc khiến thế giới ‘sốc ngang’ vì 1 đập đã cao bằng tòa nhà 96 tầng

Hải Châu 10/10/2024 16:17

Trung Quốc đang xây dựng chuỗi đập thủy điện khổng lồ với hơn 10 con đập sẽ được hoàn thiện dọc theo cùng một con sông.

Trung Quốc đang triển khai dự án xây dựng chuỗi đập lớn nhất lịch sử dọc theo sông Dương Tử, con sông dài nhất quốc gia. Đây là một phần trong chiến lược phát triển các nhà máy thủy điện tại một trong những khu vực địa lý khó khăn và khắc nghiệt nhất hành tinh.

Trung Quốc đang xây dựng chuỗi đập thủy điện khổng lồ với hơn 10 con đập sẽ được hoàn thiện dọc theo cùng một con sông. Ảnh: Công ty Tam Hiệp Trung Quốc

Trung Quốc đang xây dựng chuỗi đập thủy điện khổng lồ với hơn 10 con đập sẽ được hoàn thiện dọc theo cùng một con sông. Ảnh: Công ty Tam Hiệp Trung Quốc

Sông Dương Tử và các dòng sông trong hệ thống này bắt nguồn từ dãy núi cao của Tây Tạng, nơi cung cấp nguồn nước cho khoảng 1/5 dân số toàn cầu. Không chỉ giữ vai trò quan trọng về nguồn nước, các con sông này còn đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Chính phủ nước này đang đẩy mạnh việc xây dựng hơn 10 con đập dọc theo sông Dương Tử.

Ruth Gamble - nhà sử học môi trường châu Á tại Đại học La Trobe cho rằng, dự án này đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, khi các công trình được triển khai tại một trong những khu vực có tần suất động đất cao nhất thế giới.

Một trong những công trình nổi bật nhất trong chuỗi dự án là đập Bạch Hạc Than, với hơn 10.000 công nhân tham gia và sử dụng khoảng 8 triệu m³ bê tông. Chi phí xây dựng lên tới 31 tỷ USD. Đập này có chiều cao 289m, chiều dài vòng cung 709m và tạo ra công suất điện lên tới 16.000 megawatt, gấp đôi so với đập lớn nhất Mỹ - Grand Coulee. Tuy nhiên, đập Bạch Hạc Than chỉ là một phần trong chuỗi đập đang được xây dựng trên sông Dương Tử.

Công trình nổi bật nhất trong chuỗi dự án là đập Bạch Hạc Than, với hơn 10.000 công nhân tham gia và sử dụng khoảng 8 triệu m³ bê tông. Ảnh: Sưu tầm

Công trình nổi bật nhất trong chuỗi dự án là đập Bạch Hạc Than, với hơn 10.000 công nhân tham gia và sử dụng khoảng 8 triệu m³ bê tông. Ảnh: Sưu tầm

Theo tính toán của Trung Quốc, đoạn thượng nguồn của sông Dương Tử, hay còn gọi là sông Kim Sa, nằm giữa Tây Tạng và Tứ Xuyên, có tiềm năng sản xuất lên tới 112 gigawatt điện, tương đương 1/4 tổng công suất thủy điện hiện tại của cả nước.

Gamble nhận định, Trung Quốc hiện được coi là trung tâm thủy điện của thế giới, trong đó khu vực Tây Nam là trung tâm thủy điện của quốc gia này. Bà cho rằng Trung Quốc đang nỗ lực đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0, và việc phát triển các dự án thủy điện đang giúp quốc gia này tiến gần hơn tới mục tiêu đó. Bên cạnh đó, khu vực này cũng được đánh giá là có tiềm năng thủy điện lớn nhất thế giới.

Vùng thượng nguồn của các con sông Tây Tạng, nơi có dòng chảy mạnh mẽ khi đổ xuống các vùng thấp, mang lại tiềm năng năng lượng lớn. Tuy nhiên, Gamble cảnh báo rằng đây cũng là khu vực có nguy cơ địa chất cao, đe dọa đến sự an toàn của các công trình.

Đập Lawa có kích thước tương đương với một tòa nhà chọc trời, dựng thẳng đứng dọc theo vách núi. Ảnh: Internet

Đập Lawa có kích thước tương đương với một tòa nhà chọc trời, dựng thẳng đứng dọc theo vách núi. Ảnh: Internet

Các đập thủy điện trên sông Kim Sa đang được xây dựng trên vùng đất cực kỳ không ổn định do sự gặp nhau của các mảng kiến tạo, tạo nên nhiều đường đứt gãy. Một trong những công trình lớn nhất tại đây, đập Lawa, dự kiến cao 239m và là đập thủy điện đá đổ cao nhất thế giới, với chi phí ước tính 4,6 tỷ USD.

Công việc xây dựng trong điều kiện địa hình phức tạp cũng không hề dễ dàng. Công nhân phải đổ đá và hỗn hợp bê tông xuống lòng sông - nơi được mô tả là "mềm như thạch" - để ổn định địa hình. Đồng thời, những vách đá bê tông khổng lồ cũng được dựng lên dọc theo các sườn núi nhằm chống lại nguy cơ lở đất và tuyết lở.

Gamble cho biết, với chiều cao 239m, đập Lawa sẽ có kích thước khổng lồ, tương đương với một tòa nhà chọc trời, dựng thẳng đứng dọc theo vách núi. Tuy nhiên, không chỉ địa hình hiểm trở là mối đe dọa, khu vực này còn là một trong những nơi có nguy cơ động đất cao nhất châu Á.

Những vách đá bê tông khổng lồ được dựng lên dọc theo các sườn núi nhằm chống lại nguy cơ lở đất và tuyết lở. Ảnh: Ảnh: Công ty Tam Hiệp Trung Quốc

Những vách đá bê tông khổng lồ được dựng lên dọc theo các sườn núi nhằm chống lại nguy cơ lở đất và tuyết lở. Ảnh: Ảnh: Công ty Tam Hiệp Trung Quốc

Năm 2007, khu vực giữa Tứ Xuyên và sông Kim Sa đã ghi nhận hơn 100 trận động đất. Đặc biệt, trận động đất lớn tại Vấn Xuyên vào năm 2008 đã khiến hơn 87.000 người thiệt mạng. Nếu một trận động đất tương tự xảy ra, có thể dẫn đến sự phá hủy hàng loạt các đập thủy điện trên sông Kim Sa.

Gamble cảnh báo rằng, nếu một đập bị hư hại do động đất, có thể dẫn đến hiệu ứng domino. Trong trường hợp hai đập liên tiếp sụp đổ, thảm họa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Huy động hơn 447.000 tỷ đồng cùng hàng loạt công nghệ cao xây siêu đập thủy điện lớn thứ 4 thế giới, đủ cung cấp điện cho hàng triệu người

Huy động hơn 11.300 tỷ đồng cùng hàng loạt công nghệ cao xây siêu đập thủy điện đẳng cấp thế giới, 6 năm đã hoàn thành nhờ Trung Quốc thi công

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/xay-dung-chuoi-10-sieu-dap-thuy-dien-khong-lo-doc-mot-con-song-cuong-quoc-khien-the-gioi-soc-ngang-vi-1-dap-da-cao-bang-toa-nha-96-tang-d135361.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Xây dựng chuỗi 10 ‘siêu’ đập thủy điện khổng lồ dọc một con sông, cường quốc khiến thế giới ‘sốc ngang’ vì 1 đập đã cao bằng tòa nhà 96 tầng
    POWERED BY ONECMS & INTECH