Xuất khẩu gạo: Cần tập trung vào thị trường trọng điểm

24-06-2022 10:03|Hồ Linh

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức cao nhất trong vòng 1 năm trở lại với 710 nghìn tấn, tương đương 347 triệu USD, tăng mạnh 28% về lượng và 26% về trị giá so với tháng 4.

Tính chung 5 tháng, xuất khẩu gạo đạt gần 2,8 triệu tấn, tương đương 1,3 tỷ USD, tăng 7% về lượng nhưng giảm 4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Trước đó, giai đoạn 2018 – 2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam khá ổn định về cả lượng và giá trị, dao động 6-6,3 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu 2,8 – 3,2 tỷ USD/năm.

Chia sẻ tại hội thảo “Khơi thông dòng chảy hạt gạo Việt Nam”, ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo của Công ty Agromonitor đánh giá, trong 5 - 7 năm qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có bước tiến lớn và được các thương nhân quốc tế công nhận sức cạnh tranh cao, đặc biệt là phân khúc gạo trung bình khá.

Còn theo quan điểm của ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch HĐQT Intimex Group, năm 2021 xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines, Trung Quốc khá ổn định, trong khi Indonesia và Malaysia giảm mạnh. Điều này cho thấy trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang trông cậy chủ yếu ở thị trường Philippines.

“Chúng ta nói doanh nghiệp cần mở rộng thị trường, cạnh tranh với Thái Lan nhưng cần suy nghĩ lại. Có những sản phẩm Thái Lan làm mình không có và ngược lại, người tiêu dùng dùng sản phẩm nào thì sản phẩm đó ổn định.

Như thị trường Philippines họ thích ăn gạo Việt hơn. Vậy Việt Nam ổn định thị trường này. Không phải mở rộng thị trường nào mà quan trọng thị trường bền vững”, ông Nam nhận định.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tập trung vào thị trường châu Á, châu Phi, thị phần gạo Việt ở Mỹ và EU còn khá khiêm tốn.

Cụ thể, năm 2021, Thái Lan xuất đi Mỹ được 573 nghìn tấn trong khi Việt Nam bán chỉ được 15 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng siêu nhỏ trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Lý giải gạo Việt Nam chưa thể vào được thị trường cao cấp như Mỹ, ông Phạm Quang Diệu cho rằng để vào thị trường cao cấp rất khó khăn bởi tiêu chuẩn khắt khe và việc đảm bảo chất lượng đồng đều không dễ. Để gạo Việt đi vào thị trường Mỹ, Nhật, EU đều phức tạp.

“Trong 4-5 năm gần đây, gạo thơm Việt Nam có tín hiệu xuất khẩu tốt vào Philippines, châu Phi. Đây là gợi ý cho chúng ta, nên tập trung vào thị trường trọng điểm, xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối tốt thay vì lan man đi nhiều thị trường như hiện nay”, ông Diệu khẳng định.

Không chỉ thị trường Mỹ, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng gặp tình trạng “có tiếng nhưng không có miếng” ở EU.

Theo cam kết Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam - EU (EVFTA), mỗi năm EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.

Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm.

Tuy nhiên, ông Đỗ Hà Nam cũng cho rằng gạo Việt vào thị trường EU quá nhỏ về lượng, 80.000 tấn trên 6 triệu tấn. Ngoài ra, Việt Nam cũng chỉ đưa vào 30.000 tấn gạo chất lượng cao.

“Cái khó là dư lượng thuốc trừ sâu và hoá chất. Khi bị phát hiện sẽ bị trả hàng, doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại lớn”, Chủ tịch Intimex Group nhấn mạnh.

Để giải quyết điều này, ông Nam cho rằng cần xây dựng vùng chuyên canh lúa an toàn và thay đổi thói quen canh tác của người dân.

Cùng chủ đề này, chuyên gia Phạm Quang Diệu cho biết, một số doanh nghiệp khởi động dự án làm vùng trồng lúa riêng biệt nhưng với quy mô rất nhỏ.

Việc nhân rộng cần sự phối hợp, thực thi từ các ban ngành và nỗ lực doanh nghiệp. Điều này không đơn giản và cần thời gian dài, hoàn thiện chuỗi giá trị, đảm bảo lợi nhuận tương xứng.

Quốc gia mua gạo nhiều nhất thế giới tăng nhập từ Thái, báo động gạo Việt Nam

Siêu đô thị chìm dần, chi 10,5 tỷ USD xây tường biển ngăn chặn

Tập đoàn gạo lớn nhất Australia muốn mở rộng đầu tư - doanh nghiệp, nông dân Việt 'gặp thời'

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xuat-khau-gao-can-tap-trung-vao-thi-truong-trong-diem-137238.html
Bài liên quan
  • Vì sao giá lúa gạo giảm?
    Với giá lúa hiện nay người dân có lãi khoảng 60% theo giá thành sản xuất mà Hiệp hội Tài chính đã công bố (khoảng 4.000 đồng/kg). Thực tế, giá lúa đã giảm trên nền giá cao đột biến từ năm 2023.
  • Gạo Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt ở các thị trường truyền thống
    Philippines và Indonesia đều là những thị trường lớn và truyền thống của gạo Việt Nam. Thế nhưng, Thái Lan cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này khiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
  • Thêm cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam
    Chính phủ Indonesia vừa quyết định tăng thêm hạn ngạch nhập khẩu nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường này ngay từ đầu năm.
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Xuất khẩu gạo: Cần tập trung vào thị trường trọng điểm
POWERED BY ONECMS & INTECH