Tài chính Ngân hàng

Xung đột Israel - Hamas : Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới

Dương Lam 15/10/2023 - 00:15

Xung đột Israel - Hamas, một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra sau đó.

Xung đột bùng phát lên mức nghiêm trọng nhất trong vòng 50 năm qua giữa Israel và Palestine có thể khiến các ngân hàng trung ương (NHTW) phải đối mặt với các xu hướng lạm phát mới cũng như giáng một đòn mạnh vào niềm tin kinh tế.

Đây là thời điểm triển vọng kinh tế toàn cầu đang mong manh, giữa một bên là đà suy thoái của các nền kinh tế lớn và một bên là các nỗ lực kiềm chế sự gia tăng giá cả gây ra bởi đại dịch và chiến sự Nga - Ukraine. Đối với các NHTW, câu hỏi lớn nhất sẽ là liệu cuộc xung đột Israel - Hamas có khả năng dẫn đến áp lực lạm phát mới hay không.

Theo đó, Bloomberg Economics đã xem xét tác động có thể xảy ra đối với tăng trưởng và lạm phát toàn cầu theo ba kịch bản.

Kịch bản 1: Xung đột giới hạn ở Dải Gaza

Năm 2014, vụ Hamas bắt cóc và sát hại ba người Israel là nguyên nhân gây ra cuộc xâm lược trên bộ vào Gaza khiến hơn 2.000 người thiệt mạng. Giao tranh không lan rộng ra ngoài lãnh thổ Palestine và tác động của nó đến giá dầu cũng như nền kinh tế toàn cầu là không đáng kể.

Xung đột Israel - Hamas : Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới

Nếu vụ việc hiện nay tái diễn kịch bản đó, Bloomberg đánh giá tác động đến nền kinh tế toàn cầu sẽ ở mức tối thiểu. Trong trường hợp ngành dầu mỏ Iran - hiện đang ở mức 700.000 thùng/ngày sẽ bị đóng băng. Saudi Arabia và UAE có thể bù đắp lượng dầu bằng công suất dự phòng của họ. Theo đó, Bloomberg Economics ước tính giá dầu sẽ tăng từ 3 đến 4 USD mỗi thùng.

Kịch bản 2: Nổ ra cuộc chiến ủy nhiệm

Trong trường hợp Hezbollah - một đảng phái chính trị và lực lượng dân quân ở Lebanon được Iran hậu thuẫn, tham gia chống trả Israel, mọi chuyện sẽ tệ đi rất nhiều.

Một khi xung đột lan sang Lebanon và Syria, nơi Iran cũng hỗ trợ các nhóm vũ trang, đây sẽ thực sự gây tổn thất lớn về kinh tế. Sự leo thang sẽ làm tăng khả năng xảy ra xung đột trực tiếp giữa Israel và Iran, có khả năng khiến giá dầu tăng cao. Dự báo mà Bloomberg đưa ra là giá dầu sẽ tăng khoảng 10%, lên khoảng 94 USD/thùng.

Xung đột Israel - Hamas : Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới

Ngoài ra, nếu các cuộc biểu tình chống Israel trong thế giới Ả Rập như Ai Cập, Lebanon và Tunisia gia tăng, tác động sẽ lan rộng hơn.

Bloomberg dự báo tăng trưởng toàn cầu có thể giảm đi 0,3 điểm phần trăm trong năm 2024, tương ứng khoảng 300 tỷ USD sản lượng bị mất. Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ chỉ còn 2,4% - mức tăng trưởng yếu nhất trong ba thập kỷ, ngoại trừ giai đoạn dịch Covid năm 2020 và cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009.

Giá dầu cao hơn cũng sẽ làm tăng thêm khoảng 0,2 điểm phần trăm vào lạm phát toàn cầu, giữ ở mức gần 6% và duy trì áp lực lên các NHTW trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ ngay cả khi tăng trưởng đáng thất vọng.

Kịch bản 3: Chiến tranh Iran - Israel

Xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel là một kịch bản có khả năng xảy ra thấp nhưng sẽ là tác nhân gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ông Hasan Alhasan, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết: “Không ai trong khu vực, kể cả Iran, muốn thấy xung đột Israel - Hamas leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực”. Tuy nhiên, khả năng tính toán sai lầm là “rất lớn” nếu hai bên không chi phối được cảm xúc.

Xung đột Israel - Hamas : Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới

Trong kịch bản này, căng thẳng gia tăng giữa các siêu cường sẽ làm tăng thêm tình trạng bất ổn. Mỹ là đồng minh thân cận của Israel, trong khi Trung Quốc và Nga đang tăng cường quan hệ với Iran.

Với khoảng 1/5 nguồn cung dầu thế giới đến từ vùng Vịnh, xung đột này có thể sẽ khiến giá dầu tăng vọt lên mức 150 USD/thùng. Năng lực sản xuất dự phòng ở Saudi Arabia và UAE có thể không cứu vãn được tình thế nếu Iran quyết định đóng cửa eo biển Hormuz, nơi 1/5 nguồn cung dầu hàng ngày của thế giới đi qua.

Theo đó, Bloomberg Economics dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 1 điểm phần trăm xuống còn 1,7% năm 2023, gây thiệt hại ước tính khoảng 1.000 tỷ USD. Lạm phát toàn cầu có thể lên mức 6,7% trong năm tới. Tại Mỹ, lạm phát mục tiêu 2% của FED sẽ nằm ngoài tầm với và dẫn tới một chính sách lãi suất thậm chí còn cứng rắn hơn.

Hamas được ủng hộ 41 triệu USD bằng tiền mã hóa

Hamas được ủng hộ 41 triệu USD bằng tiền mã hóa

NHNN yêu cầu tăng cường phòng chống cướp ngân hàng

World Bank cảnh báo: "Tiếp tục cắt giảm lãi suất sẽ gây áp lực đến tỷ giá"

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xung-dot-israel-hamas-nhung-kich-ban-dang-so-voi-kinh-te-the-gioi-205784.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Xung đột Israel - Hamas : Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới
POWERED BY ONECMS & INTECH